Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Địa lý lớp 6 bài 11

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tác động của Nội lực và Ngoại lực. - Nội lực là những lực sinh ra từ trong lòng TĐ làm thay đổi vị trí của các lớp đất đá của vỏ TĐ dẫn tới hình thành địa hình như tạo Núi, tạo Lục, hoạt động của động đất và núi lửa. | NS: 24/ 11/ 2007 Bài 11 NG: 15/ 12/ 2007 TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức. - Hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình bề mặt TĐ là do tác động của Nội lực và Ngoại lực, 2 lực này có tác động đối nghịch nhau. - Hiểu nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng động đất và núi lửa, nắm được cấu tạo của 1 ngọn núi lửa. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hình ảnh để nhận biết kiến thức. II. Chuẩn bị. - Bản đồ tự nhiên TG. - Tranh ảnh về động đất núi lửa. III. Các hoạt động trên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Xác định vị trí, giới hạn và đọc tên các Lục địa và Đại dương trên bản đồ TG? 3. Bài mới: Vào bài: Sử dụng mở đầu SGK. GV. Huớng dẫn HS quan sát bản đồ TG. ? Em có nhận xét gì về địa hình bề mặt TĐ? ( Đa dạng, cao thấp khác nhau) GV. Đó là kết quả của quá trình tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau là Nội lực và Ngoại lực. Vậy Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? ta cùng tìm hiểu mục 1 Yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết ? Nội lực là gì? Nội lực sinh ra từ bên trong lòng TĐ có tác động nén ép, uốn nếp, đứt gãy đất đá đẩy vật chất nóng chảy lên bề mặt TĐ làm cho mặt đất bị gồ ghề. ? Ngoại lực là gì? ( Ngoại lực san bằng gồ ghề của địa hình ) ? Nếu Nội lực > Ngoại lực thì Núi có đặc điểm gì? ( Núi càng ngày càng cao ) ? Núi lửa và động đất do Nội lực hay Ngoại lực sinh ra? Sinh ra từ lớp nào của TĐ? ( Nội lực -> Lớp trung gian ) GV Treo tranh cấu tạo của Núi lửa: Quan sát H31 Hãy xác định từng bộ phận của Núi lửa. Gọi HS chỉ trên tranh. ? Núi lửa được hình thành ntn? ? Núi lửa có ảnh hưởng tới cuộc sống con Người ntn? ? VN có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu? GV. Treo bản đồ TG lên giới thiệu " Vành đai lửa Thái Bình Dương" phân bố 7200 ngọn Núi lửa sống vẫn đang hoạt động mãnh liệt. ? Động đất là gì? ? Tác hại của Động đất? ? nơi nào trên TĐ thường sảy ra Động đất? ? để hạn chế bớt thiệt hại do động đất gây nên ta phải làm gì? 1. Tác động của Nội lực và Ngoại lực. - Nội lực là những lực sinh ra từ trong lòng TĐ làm thay đổi vị trí của các lớp đất đá của vỏ TĐ dẫn tới hình thành địa hình như tạo Núi, tạo Lục, hoạt động của động đất và núi lửa. - Ngoại lực là những lực sảy ra bên trên bề mặt TĐ, chủ yếu là quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực, sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí, biển động - Nội lực và Ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau sảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt TĐ. 2. Núi lửa và động đất. a. Núi lửa. - Núi lửa là hình thức phun trào Mắcma từ dưới sâu lên trên bề mặt đất. - Núi lửa ngừng phun dung nham bị phân hủy tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp. b. Động đất. - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị dung chuyển. - Để hạn chế thiệt hại của Động đất: + Cần xây nhà chịu chấn động lớn. + Nghiên cứu, dự báo để sơ tán dân. 4. Củng cố. ? Nguyên nhân của việc hình thành địa hình bề mặt TĐ? ? Hiện tượng động đất và núi lửa có ảnh hưởng ntn tới địa hình bề mặt TĐ? ? Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài và làm bài tập cuối bài. - Đọc bài đọc thêm trang 41. - Chuẩn bị trước bài 13 " Địa hình bề mặt Trái đất ". IV. Rút kinh nghiệm.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.