Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
GIÁO TRÌNH ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài liệu tham khảo giáo trình độc học môi trường - Chương 2 Nguyên lý của độc học | CHƯƠNG 2 NGUYÊN LÝ CỦA ĐỘC HỌC 2.1. Các nguyên tắc chung trong nghiên cứu độc học 2.1.1. Hai khả năng gây tác động của độc chất. - Độc chất tác động trực tiếp lên cơ thể sống và gây hại đến cơ thể sống. - Độc chất tác động gây hại gián tiếp lên cơ thể sống. 2.1.2. Độc học nghiên cứu dựa trên hiệu ứng dưới tử vong và trên tử vong - Hiệu ứng trên tử vong Hiệu ứng trên tử vong là liều lượng của độc chất môi trường đủ để cho cơ thể sống đó chết. Mục đích nghiên cứu dựa trên hiệu ứng trên tử vong đưa ra các giới hạn cần thiết để đề ra các tiêu chuẩn môi trường. - Hiệu ứng dưới tử vong Hiệu ứng dưới tử vong là liều lượng của độc chất đủ để phát hiện những ảnh hưởng có hại mà không làm cho cơ thể sống đó bị chết. Mục đích của nghiên cứu dựa trên hiệu ứng dưới tử vong đánh giá được khả năng thích nghi và sức đề kháng của cơ thể sống đối với môi trường. 2.1.3. Độc học nghiên cứu sự tương tác giữa các độc chất Độc học môi trường không nghiên cứu tác dụng của độc chất một cách độc lập mà nghiên cứu đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các độc chất. - Tương tác hợp lực Được thể hiện khi cơ thể sống hấp thụ hai hay nhiều chất độc. Tác dụng tong của các chất này lớn hơn tổng tác dụng của các chất cộng lại. Ví dụ như tương tác giữa amiang và khói thuốc là tương tác hợp lực. Nguy cơ bị ung thư phổi của người làm việc với amiăng tăng lên 5 lần người hút thuốc lá tăng lên 11 lần nhưng đối với người vừa hút thuốc lá vừa làm việc với amiang thì tăng lên đến 55 lần so với người bình thường. - Tương tác tiềm ẩn Một chất khi đơn độc đi vào cơ thể thì không gây phản ứng cho cơ thể nhưng khi có mặt chất khác trong cơ thể thì tính độc của chất đó tăng lên. Ví dụ tương tác giữa izopropanol và CCl4 là tương tác tiềm an. Izopropanol không độc đối với chuột nhưng dưới tác dụng của CCl4 thì tính độc của nó sẽ tăng lên rất nhiều. - Tương tác đối kháng Đối kháng hóa học Một độc chất sẽ làm mất độc tính của chất khác qua phản ứng hóa học với chất đó. Ví dụ tương tác giữa EDTA và kim loại là tương .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.