Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Danh nhân lịch sử: Khải Định (Nguyễn Bửu Đảo)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Vua Duy Tân bị bắt đi đày, người Pháp cho Nam triều tôn ông Nguyễn Bửu Đảo lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định, vào lúc ông 32 tuổi. Bửu Đảo là con vua Đồng Khánh. Khi nhà Vua này mất, ông còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Ông sinh nǎm 1884, con trai vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục, nǎm 1906 được phong là Phụng Hóa Công. Việc ông lên ngôi, cũng không hoàn toàn suôn sẻ. | Khải Định Nguyễn Bửu Đảo 1916-1925 lashiỂ Duy Tân bị bắt đi đày người Pháp cho Nam triều tôn ông Nguyễn Bửu Đảo lên ngôi lấy hiệu là Khải Định vào lúc ông 32 tuổi. Bửu Đảo là con vua Đồng Khánh. Khi nhà Vua này mất ông còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Ông sinh năm 1884 con trai vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục năm 1906 được phong là Phụng Hóa Công. Việc ông lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội Duy Tân thực dân Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần nhất là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên chúng phải chiều theo ý kiến và đưa Bửu Đảo lên ngôi. Thời gian còn là Phụng Hóa Công Khải Định rất ham mê cờ bạc. Nhưng cái tài cờ bạc của ông không cao lắm nên thường xuyên bị thua có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ nhường cho kẻ khác để lấy tiền bù vào lúc túng quân. Vợ ông là con gái của quan đại thần Trương Như Cương luôn luôn bị buộc về xin tiền của bố mẹ để gán nợ rồi lại đánh bạc tiếp. Người vợ này đã bị cha mẹ mắng mỏ nhiều lần song cứ phải chiều theo ý ông. Lên ngôi vua trước những gương của Thành Thái Duy Tân tất nhiên Khải Định không dám có thái độ gì với người Pháp. Mọi quyền hành đều do Pháp nắm ông chẳng có chút quyền hạn nào. Nhưng Khải Định không đến nỗi như cha ông là Đồng Khánh xưa kia hết sức chiều chuộng người Pháp. Ông cố giữ một tư cách nhất định gây chút cảm tình với họ Khải Định kết thân với khâm sứ Charles Sác-lơ để gởi gắm con mình tức là Bảo Đại sau này cho vợ chồng Sác-lơ dạy dỗ. Khải Định là một ông vua không được cảm tình của dân chúng. ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây Nghề này thì lấy ông này tiên sư Ngày 20-5-1922 Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa ở Mác-xây. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài vạch tội của ông .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.