Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phổ niệm ngôn ngữ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Ngoài công việc tiến hành phân loại ngôn ngữ và xác định các loại hình ngôn ngữ, ngành loại hình học còn tự đặt thêm cho mình một nhiệm vụ nữa: tổng kết để đúc rút ra những cái chung nhất, có tính quy luật đối với ngôn ngữ loài người – những cái mà người ta gọi là các phổ niệm ngôn ngữ học. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục công trình về phổ niệm đã ra đời. Người ta tìm ra phổ niệm ở những cấp độ khác nhau của ngôn ngữ. Người ta nói. | Phổ niệm ngôn ngữ Ngoài công việc tiến hành phân loại ngôn ngữ và xác định các loại hình ngôn ngữ ngành loại hình học còn tự đặt thêm cho mình một nhiệm vụ nữa tổng kết để đúc rút ra những cái chung nhất có tính quy luật đối với ngôn ngữ loài người - những cái mà người ta gọi là các phổ niệm ngôn ngữ học. Chỉ trong một thời gian ngắn hàng chục công trình về phổ niệm đã ra đời. Người ta tìm ra phổ niệm ở những cấp độ khác nhau của ngôn ngữ. Người ta nói đến những phổ niệm có tính chất phổ thông nhất cũng như những phổ niệm hết sức chi tiết. Những hiện tượng như sự tồn tại của các đơn vị cơ bản ở các cấp độ khác nhau sự đối lập giữa cái đã biết và cái mới chưa biết trong sự phân tích câu nói về mặt thông tin sự phân định giữa người nói và người nghe sự hoạch phân thành các kiểu ý nghĩa như ý nghĩa sở hữu ý nghĩa chỉ trỏ ý nghĩa địa điểm hành động v.v. cũng đều được quy vào và soi xét dưới ánh sáng của vấn đề phổ niệm. Người ta không những chỉ đề cập đến những phổ niệm thực sự có mặt ở tất cả mọi ngôn ngữ mà còn đề xuất thêm những khái niệm như phổ niệm bộ phận phổ niệm ngầm . Nói đến phổ niệm đúng ra là chỉ nói đến những cái phản ánh đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ phổ niệm trước hết là những phạm trù có mặt trong tất cả hay trong đa số các ngôn ngữ. về con đường đi đến phổ niệm. Đây cũng không phải là một con đường đơn giản có người đi đến phổ niệm theo con đường diễn dịch có người lại đi theo con đường quy nạp. Đại diện cho hướng tiếp cận thứ nhất là E. Coseriu và J. Kurylowicz. E. Coseriu cho rằng chỉ những phạm trù nào có thể rút ra được từ bản thân khái niệm ngôn ngữ tự nhiên thì mới đáng được xem là phổ niệm. Theo ông không nên lầm lẫn phổ niệm với những cái mà qua kinh nghiệm chúng ta thấy có chung ở các ngôn ngữ. Một hiện tượng nào đấy dầu chỉ gặp ở một ngôn ngữ duy nhất cũng vẫn có thể đề lên thành phổ niệm nếu hiện tượng đó phù hợp với một tiềm năng có thể có ở ngôn ngữ tự nhiên. J. Kurylowicz thì lại không xuất phát từ khái niệm ngôn ngữ mà xuất phát từ .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.