Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà trong thiên tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”; “Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân lại giành những câu thơ ấy để mở đầu cho thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của mình. Dòng sông Đà đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thác ghềnh, nơi có những ông lái đò ngày ngày vật lộn với dòng thác đưa khách qua sông xứng đáng nhận được từ người đời, người nghệ sì lời ngợi ca say mê nhất. Và quả thực, người ta đã tìm thây điều đó trong những trang văn của Nguyễn Tuân. Đọc “Người lái đò sông Đà”, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bên cạnh dòng sông như một thách thức với con người còn là dòng sông thơ mộng, “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình.”..

Vượt qua cái hùng vĩ của sông Đà những thác đá dựng đứng, những hút nước gầm ghè ở ghềnh Hát Loóng, thác Giăng, Hót Gió, Mó Tôm, nơi “nước xô đá, đá xô sóng, xóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây”. Lại một đoạn sông khấc, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuô'ng, thuyền trồng cây chuôi ngược rồi vụt biến mất đi đến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỳnh sông dưới. Con sông Đà hùng vì, dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn mang một vẻ đẹp hung bạo và thách thức. Vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang một bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả. Nó giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp đã trút bỏ cái vẻ đỏng đảnh đế trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình. Một nét tính khác của sông Đà đa được Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa của mình miêu tả bằng những đoạn văn thấm đầm chất trữ tình. Và cũng giống như con sông Đà khi hung bạo, nó được con người luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả nhiều góc độ. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao. Có lúc lại là nhìn qua đám mây mùa xuân, khi nhìn qua đám mây của mùa thu. Có khi tác giả cảm nhận dòng sông bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi là bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá khứ. Và ở mỗi điểm nhìn, con sông Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Khát khao tìm đến một cái đẹp hoàn mĩ cùng bản tính của một người nghệ sĩ luôn mong muô'n tìm kiếm sự mới lạ độc đáo đã khiến cho dòng sông Đà trở nên sinh động, “đóng đinh” vào trong lòng người đọc. Con sông đầy ghềnh thác tung bọt trăng xóa nhìn từ trên xuống ngoằn nghoèo như một cái dây thừng. Rồi có lúc nó lại giông như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần khiến cho người ta phải mê mẩn: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và mù khói núi Mèo đôt nương xuân” Cũng giông như rất nhiều những câu văn sau đó nữa, câu văn ngân vang lên như một bài thơ. Dòng sông giờ đây trở nên thật hiền lành, nằm như một nét vẽ đẹp tô điểm cho bức tranh của núi rừng Tây Bắc. Và vẻ đẹp của sông Đà không bao giờ nhàm chán, ở mỗi thời điểm khác nhau, người ta lại thấy sông Đà trong một dáng vẻ, hình hài khác nhau. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nuu sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nưđc sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.”.. Dường như ở con sông Đà, không có chỗ cho những cái gì lỡ cỡ, tất cả đều phải là tuyệt đỉnh. Thế nên Sông Đà xanh màu xanh ngọc bích, cái màu xanh trong vắt chứ không phải màu xanh mờ nhạt, lờ đờ như nước sông Lô, sông Gâm. Ngay cả mỗi độ thu về, cũng phải là màu đỏ bầm đi như một khuôn mặt người đầy tâm trạng. Đó là thời điểm cho câu chữ của Nguyễn Tuân lai láng chất thơ khi ông tự nhận sông Đà như một “cố nhân”.

Không gian lăng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. Nguyễn Tuân đã gọi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ “gợi cảm”. Và quả thực, vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng của dòng sông khiến cho người ngoạn cành gặp lại có cái cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị, và trong vẻ đẹp của sông Đà, họ phát hiện ra nó có đẹp như một bức tranh đường thi vẽ cảnh “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” của Lí Bạch, vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cồ’ Đường thi, vừa lắng đọng hoài vọng về một thời Lí Trần Lê, vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống đâm chồi nảy lộc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một b.óng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu thơ ngộ cúi đầu rigốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Vừa vượt qua những ghềnh thác sông Đà, ai nghĩ rằng sông Đà lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy? Vậy mà điều đó lại đang hiện hữu. Đến quãng sông này, sông Đà như một dòng sông vắt qua thời gian, một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp cúa mình cho đất trời. Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đô'i thoại im lặng với thiên nhiên, bờ bãi ven sông. Dường như con người muôn hoà vào cùng cảnh vật để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của dòng sông. Bờ sông lúc này như biến thành một bờ cổ tích. Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hoà, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mát đàn hươu vụt biến”. Cuộc đối thoại tưởng tượng của nhà văn khiến cho thiên nhiên hiện hình với tất cả vẻ hoang sơ của nó, dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sông con người. Có lẽ ở nơi ấy, chỉ có thiên nhiên làm chủ vẻ đẹp của chính mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách" thưởng ngoạn cái đẹp. Giữa con người và thiên nhiên có một mô'i quan hệ hoà hợp, thân thiện. Mọi chuyển động dường như đều cô’ gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như đến từ thời tiền sử ấy. Quá khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến trải dài theo thời gian.

Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi dòng mỗi chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông, thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hoá. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà văn đã khiến cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy â’n tượng. Có dòng sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông như một áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Không phải là hươu mà phải là “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung” và cá thì “bụng trắng như bạc rơi thoi”... Sông Đà đẹp. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Tuân, dòng sông mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy tràn qua núi rừng Tây Bắc mà trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn tinh tế và nhạy cảm. Có lẽ không có nhà thơ nào lại đành cho r!òng sông nhiều tình cảm thương mến như ông. Dòng sông Đà hùng vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức, một kẻ “hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người”. Vượt qua đoạn thượng nguồn, nó trở thành một cố nhân. Và khi trước cảnh: “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bây nhiêu tình” sông Đà trở thành một “người tình nhân chưa quen biết”... Cứ thế, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân cuốn hút, dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp sông Đà theo một cách riêng, vơi tá't cả sự say mê, với tình yêu sông núi, giang san.

Với “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã ghi dâu ấn không thể trộn lẫn của mình ở thể loại tuỳ bút. ông bám sất hiện thực, khám phá và miêu tả hiện thực ở những nét ấn tượng, những vẻ đẹp tiềm ẩn với tất cả sự nhạy cảm, tinh tế của một ngòi bút tài hoa luôn khát khao cái đẹp, một tâm hồn nghệ sĩ yêu đất nước, thiên nhiên, yêu con người lao động. Nguyễn Tuân đã hát lên những lời ngợi ca say sưa về sông Đà để con sông hùng vĩ, hiểm trở của vách đá, thác nước nhưng cũng trữ tình đắm say lòng người ấy mãi chảy trong hiện thực, trong những trang văn bay bổng cũng như trong tình yêu và niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.