Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

.................................................

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

1.Mở bài

- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình.
- Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông.

- Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, tinh hoa của hồn thơ Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ miêu tả cảnh đêm liên hoan và cảnh mộng mơ trên những con sông miền Tây:

Doanh trại bừng lén hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

2. Thân bài

a. Giới thiệu

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mở đầu ô (xuất bản năm 1986) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miên Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. 
Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hon một năm thì đon vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu. nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Táy Tiến, nhung sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nồi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.

Bài thơ được tác giả chia thành bốn đoạn. Đoạn một bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, hoảng sựo. Đoạn hai là những ki niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Đoạn ba tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến. Đoạn bốn là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa. lãng mạn, phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Với tài năng và tâm hồn ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ.

b. Phân tích đoạn thơ thứ hai

- Trong miền kí ức của Quang Dũng không chỉ có những ngày tháng gian khổ với đèo cao, mưa rừng, thú dữ, sương phủ mà còn có cả ánh sáng hội hè cùa những đêm liên hoan tưng bừng và những buôi chiều êm ả, mông lung. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây.

- Cành một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bàng những chi tiết rất thực mà cũng rất thơ mộng:

Doanh trại hừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự hao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

+ Từ ""bừng lên" kết hợp với hình ảnh đẹp ""đuốc hoa" miêu tả không khí sôi nổi, cả doanh trại bừng sáng, lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu.

+ Tiếng reo "kìa em xiêm áo tự bao giờ" thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, vui sướng của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy bất ngờ của các cô gái nơi núi rừng. Các cô gái chính là trung tâm. là linh hồn của đêm hội có vẻ đẹp e thẹn, tình tứ, mềm mại. duyên dáng trong một vũ điệu đậm màu sắc xử lạ ""man điệu" đã thu hút hồn vía của các chàng trai Tây Tiến.

+ Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực, réo rắt khiến cho cả con người, cảnh vật như bốc men say, trờ nên phong phú, sinh động như muốn ""xây hồn thơ" lãng mạn. Đây cũng chính là tâm hồn hào hoa. tinh tế của Quang Dũng.

- Nếu cảnh đêm liên hoan đem đen cho người đọc không khí háo hức thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên cảm giác mênh mang, mờ ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

+ Ngòi bút của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Những hình ảnh “chiều sương ấy”, “hồn lau”, “nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa” kết hợp với cách hỏi “có thấy”, “có nhớ” mở ra một khung cảnh buổi chiều sương trong kí ức.

+ Sương mờ giăng mắc khắp không gian, bến bờ lặng lẽ hoang dại, trên sông xuất hiện một dáng người mềm mại, uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc, những bông hoa rừng đong đưa làm duyên trong dòng nước. Cảnh như có hồn, có sự thiêng liêng của núi rừng, đậm màu sắc cổ tích và huyền thoại.

- Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh son thuỷ hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa, vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng. Đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn rung động của các chiến sĩ Tây Tiến trước cái đẹp.

- Trong hai đoạn thơ sau, nhà thơ không miêu tả cảnh thiên nhiên nữa mà tập trung vào khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến và nồi nhớ miền Tây bằng những nét vẽ khoẻ khoắn, mạnh bạo, gân guốc đậm chất bi tráng.

3. Kết bài

- Tám câu thơ cùa đoạn thơ thứ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Chất nhạc, chất hoạ. chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp.

- Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa. lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ.

II. Phân tích bài thơ- Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy

BÀI LÀM THAM KHẢO

Cuộc sống có những điều được gọi là nỗi nhớ, cứ xa xôi vô hình; có những hình ảnh được gọi là hoài niệm mãi miên man, dằng dặc; và có những tình cảm được gọi là yêu thương luôn ấm nồng sâu sắc mà thường đi xa rồi người ta mới biết cách gọi tên chủng. Ta gọi chúng như là hoài niệm, là nỗi nhớ, yêu thương.

Cuộc đời người ngắn ngùi như chiếc lá, thoáng chốc thôi cũng đủ để mầm non chuyển sắc vàng. Người ta lớn lên, bon chen nhau mà sống để rồi biết bao lần lại tìm về tuổi thơ trong những nỗi nhớ xa xôi như thế. Với Nguyễn Duy đó lại là cả một thế giới của Đò Lèn - nơi lăng kết những giá trị vĩnh hằng - bài thơ mà cái tên thôi đã gợi lên giữa lòng người nhiêu suy nghĩ. Những người đã biết sẽ thấy quen thuộc nhưng những người không biết lại dễ phân vân: cái gì là Đò Lèn? Hai tiếng ấy vô tình trở thành một khái niệm khó hình dung trong khi thực chất nó lại vô cùng giản dị. Nó không phải là con đò. là dòng sông, bến nước hay cái gì đó chợt nảy ra khi lần đầu nghe đến. Đò Lèn là tên một miền đất như bao miền đất khác, nơi đã tạo nên tuổi thơ, hình thành hoài niệm trong bao lớp người xứ Thanh Hóa:

Thuở nhỏ tôi ra sông Na cáu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trân.

Tuổi thơ được tác giả gợi lên với hình ảnh của bà, với những trò chơi thuở nhỏ. Ở đó có cậu nhóc nào ham chơi mải mê câu cá, có cô bé nào nũng nịu: “níu váy bà” ra chợ mua quà. Cái cống Na và chợ Bình Lâm hẳn đã là cả một thiên đường của nhà thơ. Ông viết nó giản dị và chân thật như vừa đem từ cuộc sống vào chứ không chi từ một nỗi nhớ thôi đâu. Nào là đi bắt chim sẻ, rồi đi ăn trộm nhãn cùa chùa, ..., được lang thang trên đồng ruộng, trong những ngôi chùa, khu vườn rộn ràng tiếng chim kêu. Không gian mở ra rộng lớn và mênh mông thỏa mãn tính hiếu động, đam mê khám phá của tuổi nhỏ, đưa chúng hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Được chơi đùa. được nghịch ngợm thoải mái mới thấy hết niềm thích thú vô tận. Đó thật sự là tuổi thơ đúng nghĩa, khác hẳn với không gian nhỏ bé bao quanh bởi bốn bức tường chật hẹp bây giờ. Ta có thể hình dung ra trước mắt là hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, lấm lem nhưng mắt sáng ngời. Không có quần áo đẹp, không có búp bê, siêu nhân, những tuổi thơ như thế hôm nay chỉ còn phảng phất trong nỗi nhớ người trưởng thành, trong ánh mat lạ lẫm háo hức của trẻ con khi xem phim, đọc truyện ngày trước - cái thời của bà, của ông, của bố mẹ mình. Đoạn thơ như một cuốn phim quay chậm miên man, dằng dặc trôi đi:

Thuở nhỏ tôi lén chơi đền

Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đào bóng cô đồng.

Trở về tuổi thơ ta nhận ra niềm hạnh phúc ngây thơ. trong sáng với đôi chân nhỏ bé thoăn thoắt khắp nơi, ru mình trong làn hương và điệu hát. Bàn "chân đất” đã trờ thành hình ảnh không thể nào quên đối với mỗi người, cái cảm giác được trực tiếp chạm chân vào đất mát lạnh đến vô cùng, nó ghi dấu hành trình những đêm lễ xa xôi. Và cũng như thế. mùi huệ trắng, làn khói trầm, điệu hát văn đã đi vào từ vô thức! Tất cả chúng góp phần hình thành tuổi thơ đầy hồn nhiên, tinh nghịch trong tâm hồn mồi người.

Từ ngày ấy đến bây giờ là cả một quá trình con người lớn lên, hình thành nhận thức. Ngày còn nhỏ vô tư, không lo nghĩ:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

Bà hiện lên trong cuộc sống của cháu lặng lẽ, âm thầm... Cái đầu non nớt và trái tim nhỏ dại đâu biết thể nào là nồi cơ cực, nhìn mọi việc rồi cũng sóm quên đi. Không trách được bởi lẽ trẻ con đâu thể sâu sắc như người lớn mà hoặc giả có sâu sắc thì tâm hồn đã chai sạn đi rồi đâu còn là trẻ con với nét thơ dại - cái thơ dại được ấp ủ bàng mồ hôi và nước mắt bà. Yêu thương cao thượng giúp cho tâm hồn tránh những bão dông.

Ngày còn nhỏ, yêu bà là yêu những câu chuyện cổ tích lung linh huyền ảo:

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư — thực giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần.

Bà thôi vào tâm hồn non nớt cái hồn dân tộc bao thế kỉ trong dân gian. Truyện bà kể lung linh săc màu cổ tích, mang cháu đến với thế giới của những phép màu kì diệu: Cô Tấm chui ra từ quả thị, Lọ Lem sánh duyên cùng hoàng từ. Bà có mái tóc bạc phơ, có nụ cười hiền như bà tiên trong truyện kể. Bà dọa cháu rằng chằn tinh rất dữ, bảo cháu phải nghe lời,... Nhiều, và nhiều lắm... Chính những câu chuyện đã giúp cháu biết yêu cái thiện, ghét điều ác, có ước mơ và hi vọng. Thỉnh thoảng, tìm về tuổi thơ là tìm đến những điều như vậy, nghe lòng mình kể lại lời bà ấm áp. Tâm hồn sẽ được thanh lọc và trong sáng hơn. Cái ranh giới hư thực trong suốt như chính tuổi thơ con người vậy. Dễ tin, dề nhớ và cũng dễ quên.

Lớn lên một chút cũng là lúc phải đối mặt với hiện thực, cái đói trờ thành nồi ám ảnh triền miên: cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trang, hương trầm.

Đọc câu thơ ta bỗng nhớ về khoảng thời gian:

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm măt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

(Bếp lửa - Bằng Việt)

Nạn đói những năm 1945 như một nồi kinh hoàng rải khắp đất nước. Củ dong, củ riềng cũng thành bạn, sượng sùng nhưng đáng nhớ, đáng thương. Mùi huệ trắng hương trầm cũng phảng phất như cái thoáng trở về bình yên... Những đứa trẻ ngây thơ mơ về một mùi hương đã lăng sâu vào đất, tâm hồn, thân thuộc và rất đỗi bình dị. Đói kém không làm mờ đục tấm lòng trong sáng của trẻ thơ mà ngược lại nó còn gợi lên những mơ ước, cảm tình thầm kín nhưng đáng yêu.

Còn lại gì giữa nỗi nhớ cái bình yên ngày trước? Nó có là hoài niệm thương đau, chua xót?

Bom Mĩ giội, nhà nhà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

Quê hương ngày khốc liệt in sâu vào tiềm thức khi mà những hình ảnh sự vật thân thuộc bị hủy hoại. Bom đạn không chỉ phá nát đất quê hương mà còn xóa nhòa đi tuổi thơ tươi đẹp. Bên cạnh không gian thiên đường thuở nào là đổ nát, hoang tàn. Nhà bà, đền, chùa, tất cả tan biến đi dường như quá nhanh đối với những đứa trẻ chưa kịp lớn hoàn toàn "thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết" lay dậy niềm xót xa. như khẽ chạm vào vết đau nhạy cảm. Cái băn khoăn hêt sức trẻ con lại là niềm đau trong lòng người hiểu chuyện như bà. Không còn quá ngây thơ, có lẽ lũ trẻ hôm nào đã hiểu được cái nguyên cớ đằng sau nó. Nhung như chưa tin vào chính mình nên mới thành nỗi băn khoăn chưa dám hỏi. Không còn nữa thánh, Phật mơ hồ, huyền diệu, thực tê dữ dội đối lập lại hoàn toàn. Còn bà vẫn vậy, lam lũ tháng ngày: "bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn".

Khi lớn lên, con người nhận thức được đầy đủ hơn, làm thành một hành trình trở về man mác:

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chì còn là một nắm cỏ thôi.

Tình cảm tập trung hướng về bà, con người lam lũ ngập tràn yêu thương. Bà nuôi cháu lớn để hôm nay cháu trở về đây chững chạc, đàng hoàng. Cháu đã và đang là một người lính bảo vệ mảnh đất này. bảo vệ những tuổi thơ cùa cháu ngày xưa. ờ đó có cả sự hối tiếc, yêu thương muộn màng. Đời người mấy ai mà vẹn tròn tất cả! Con sông kia cùng bên lở. bên bồi như người vậy. Bảo rằng đã muộn nhưng chưa bao giờ là quá muộn cả. Yêu thương đâu cần biếu hiện rõ, cháu lớn lên thành người đã là cách thương bà tuyệt diệu nhất. Giờ đây đứng trước mộ bà. những vất vả hi sinh ngày xưa càng trở nên thấm thìa. Bà đã đi mang theo tất cả những điều đẹp nhât của tuổi thơ cháu bình yên trong khó nhọc. Mất đi không phải là kết thúc. Bà không còn - cháu lớn lên cống hiến cho đất nước, đó là cách tiếp nối sự sống đầy ý nghĩa. Nấm cỏ của bà chôn chặt mọi niềm đau. giữ lại miền ký ức trong sáng cho con người tìm về lúc mỏi mệt.

Đất nước mình có biết bao người bà như thế! Bà là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, tảo tần hôm sớm. Những ngày đất nước chiến tranh, bà thay cha mẹ nuôi nấng con cháu, giữ cho cháu trọn vẹn một tuổi thơ. Đâu đâu ta cũng nghe nhắc về bà như một hình ảnh thiêng liêng nhất. Người bà đi vào trái tim mỗi người như một lẽ tự nhiên, là miền ký ức vĩnh hằng:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc 

Đêm cháu về năm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

Bà, tuổi thơ và nhũng hình ảnh thân thuộc bình dị trong cuộc sống tạo nên giá trị cao đẹp nhất. Đi tìm đâu cái xa xôi khi mà hạnh phúc luôn song hành trong cuộc đời mỗi người. Nó là tình yêu thương vô điều kiện, là những tháng ngày vui chơi thỏa thích. Chúng như mảng màu rực rỡ chiếu sáng tâm hồn, hướng con người về chỗ cái đẹp, cái thiện căn: Nhân chi sơ tính bổn thiện.

Cùng với bà, quê hương Đò Lèn hiện lên sống động giữa tuổi thơ chan hòa. Nó hiện diện trong cái nghịch ngợm thiếu thời, trong từng giấc mơ trẻ thơ, là nơi con người vẫy vùng, ngụp lặn. Mảnh đất khi thanh bình, lúc đau đớn oằn mình vì đạn bom nhưng lúc nào cũng phảng phất hương huệ thơm ngần, cái thứ hương vị đã trở thành đặc trưng ton tại giữa tiềm thức. Đò Lèn của cống Na, chùa Trần, con sông hai bờ bồi lở, cái tên mộc mạc mà chân tình thiết tha. Đò Lèn - nơi đó có bà, có cháu, có tất cả hoài niệm yêu thương tồn tại vĩnh hàng cùng nỗi nhớ!

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.