Giới thiệu khái quát về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

p>Quang Dũng (1921 - 1988) người làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội) nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài: thơ ca, nhạc, hoạ nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ ca. ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.

Tây Tiến được sáng tác khi nhà thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (sau này đổi lại là Tây Tiến). Như vậy, bài thơ được viết qua hoài niệm với tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi.

Đơn vị Tây Tiến thành lập năm 1947 có mục đích phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào - Việt, đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào để hỗ trợ cuộc kháng chiến ở

những vùng rừng núi khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào; từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hoá. Những nơi này ngày ấy còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng có nhiều thú dữ. Người lính Tây Tiến hầu hết là thanh niên thủ đô, gồm nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Sinh hoạt của người lính Tây Tiến vô cùng gian khổ: hành quân gian nan, đói rét bệnh tật, ốm đau không có thuốc men nên chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn và khi chết không đủ manh chiếu để liệm. Mặc dù vậy, người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm - vượt, lên mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, lãng mạn hào hùng.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.