Bình ngô đại cáo là bản báo cáo lớn, công bố rộng khắp cho mọi người biết về việc dẹp yên giặc Ngô, khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và tương lai của đất nước. Bởi vậy, nó được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
Như chúng ta đều biết, sau một thời gian cấm cự để xây dựng lực lượng (1418 - 1423), từ năm 1924, nghĩa quân Lam Sơn đã chuyển sang thời kì phản công. Đến mùa đông năm 1427, sau khi đâp tan 15 vạn quân tiếp viện của giặc Minh, nước ta hoàn toàn được giải phóng. Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế đật tên hiệu là Thuận Thiên (hợp lòng trời) và cử Nguyễn Trãi soạn bài cáo để tuyên bố cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chồng giặc Minh đã thắng lợi rực rỡ, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn xây dựng hoà bình. Như vậy, bài cáo ra đời trong lúc toàn quân, toàn dân ta hân hoan chào đón chiến tháng sau 10 năm chiến đấu gian khổ, anh dũng.
Trước hết, Bình ngô Đại cáo là một luận văn chính trị tổng kết chặt chẽ, súc tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dựa trên tư tưởng yêu nước thiết tha và sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về nhân dân và dân tộc. Bao trùm bài cáo là niềm tự hào vô biên trước thắng lợi vĩ Đại của cuộc kháng chiến, khi phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Nhìn đại thể, Bình ngô đại cảo có thể chia làm bốn phân
Phần 1: Khẳng định lý tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc (từ đầu đến "chứng cứ còn ghi")
Phần 2: Tố cáo tội ác của bọn cướp nước lợi dụng hoàn cánh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra bao đau khồ cho nhân dân (tiếp theo đến "ai bảo thần dân chịu được").
Phấn 3: Mô tả quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, mục đích của cuộc chiến đấu, những khó khăn ban đầu (quá trình chiến đấu), những chiến công hiển hách của nghĩa quân chấm dứt ách nô lệ (tiếp theo đến "cũng là chưa thấy xưa nay").
Phấn 4: Lời tuyên bố kết thúc, chiến tranh khẳng định tư thế cùa dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước muôn thuở phốn vinh (tiếp theo đến hết).
Ở phẩn thứ nhất, trước hết Bình ngô đại cáo khẳng định lí tưởng của cuộc kháng chiến "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Đánh giặc chính là việc nhân nghĩa. Tiếp theo, Nguyễn Trãi khảng định Việt Nam là một quốc gia văn hiến từ bao đời đă sánh ngang với cường quốc Trung Hoa về nhiều phương diện. Nội dung nói trên được tác giả biểu đạt bằng những câu văn trang trọng, đĩnh đạc, gợi không khí trang nghiêm lịch sử.
Việc nhân nghĩa cốt ô yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bấc Nam cùng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ
một phương.
Ở đây, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng nhân nghĩa của cuộc chiến đấu và tư thế độc lập của dân tộc. Nhân nghĩa gắn liến với việc yên dân. Nguyễn Trãi quan tâm trước hết đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là tư tưởng lớn và rất tiến bộ của Nguyễn Trãi, làm nền tảng cho cả bài cáo. Để nêu bật tư thế độc lập tư cường của dân tộc, Nguyễn Trãi đã sử dụng cách diễn đạt sóng đôi Đại Việt và Trung Hoa bao đời đã song song tổn tại, mỗi nước một bờ cõi, mỗi nước một phong tục với những triều đại khác nhau. Vì là nước văn hiến lâu đời nên người tài giòi của Đại Việt thời nào cũng có, giặc đến lần nào cũng thất bại. Nội dung ấy được diễn đạt bằng những vế rất đăng đối. Tuy vậy, nếu để ý ta thấy tư thế cân bằng, tác già dường như ngày càng muốn đặt nặng đông cấn hơn vế phía Đại Việt với những chiến công huy hoàng ("Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đàng giết tươi ô Mã"). Do đó, có thơ nói ở phẩn 1 này, Nguyễn Trãi vừa thể hiện niềm tin vào chân lí rủa cuộc kháng chiến, vừa bộc lộ niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc.
Phần thứ hai của bài cáo là phần luận tội giặc. Lợi dụng việc họ Hồ đế mất lòng dân, giặc Minh cấu kết với bọn Việt gian bán nước, điên cuông sang cướp nước ta, gâv ra bao tội ác trời không dung đất không tha :
Nướng dân đen trên ngọn lừa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hàm tai vạ
Đọc lại sử sách cũ, chúng ta có thể thấy hai câu trên hoàn toàn không phài là cách diễn đạt cường điệu mà là sự thật: Giặc Minh hết sức hung tàn, chúng thường rút ruột người treo lên cây, nấu xác người lấy mỡ tháp đèn, nhiểu khi chúng mua vui bằng cách nướng những người dân vô tội. Ngoài ra, bọn giặc đã thực hiện một chế độ sưu thuế cống nạp nặng để vơ vềt cùa cải ("Người bị áp xuống biển còng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng - Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc"). Do đó, chúng đã gây nên cho đất nước ta những hậu quả ghê gớm, sản xuất bị đình trệ ("tan tác cà nghể canh cửi"), môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng ("tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ"), đẩy nhân dân Đại Việt vào tình cảnh thê thảm ("Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng"). . Tội ác của giặc Minh chồng chất đến mức dẫu chặt hết tre rừng cũng không ghi hết, khiến cho trời đất không thể dung tha, thẩn và dân đều không chịu được. Đau xót và căm thù, người dân Đại Việt phải đông lòng đứng dậy.
Phần thứ ba thuật lại quá trình của cuộc khởi nghĩa từ khởi đầu tới ngày chiến thắng Bài cáo nhân danh Lê Lợi "Ta đây, Núi Lam Sơn dấy nghĩa..." Những lời tự bạch như phơi trải tâm can mình trước thần dân: "Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời -. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh - Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ". Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa thật là đầy khó khăn: quân giặc thì đang hùng mạnh, mà chúng ta mới có ít người, nhân tài thiếu thốn như "sao buổi sớm", như "lá mùa thu". Có lúc bị bao vây, lương thực cạn kiệt, quân sĩ chẳng còn mấy người ("Khi Linh Sơn, lương hết mấy tuần - Khi Khôi Huyện quân không một đội")... Tuy vậy, nhờ bền gan vững chí "khắc phục gian nan", nhờ sự chung lưng đấu cật của tướng sĩ, nhờ sự đoàn kết của toàn dân và chiến lược, chiến thuật đúng đắn..., chúng ta đã dần dần xây dựng được lực lượng vững mạnh dẫn tới chiến thắng.
Đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi tập trung lược thuật quá trình chiến thắng. Điều đáng lưu ý, trên thực tế, từ khi dựng cờ khởi nghĩa dến khi toàn thắng, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng nhiều trận. Nhưng ở đây, Nguyễn Trăi chỉ tập trung nói đến một số trận tiêu biểu nhất của từng giai đoạn.
Ở giai đoạn mở màn đánh lớn, tác giả nói đến hai trận chiến ác liệt xảy ra tại Bổ Đằng và Trà Lân. Quân giặc hoàn toàn bị bất ngờ, thua chạy liểng xiểng; quân ta chiến thắng nhanh chóng. Ở đây, Nguyễn Trãi có cách miêu tả rất ngắn gọn nhưng vẫn làm nổi bật lên được cái cốt lõi của hai trận này là sự bất ngờ trong việc dùng quân. Do đò, giặc thì hoàng sợ, hoang mang; quân ta thỉ càng đánh càng mạnh:
Sĩ khí đã hăng
Quân Thanh càng mạnh
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân.
Ở giai đoạn thứ hai, quân ta mở chiến dịch Thanh Nghệ để tiến quân ra Bắc. Nguyễn Trãi nói đến hai trận có ý nghĩa chiến lược và đã diễn ra vô cùng ác liệt là trận Ninh Kiều và trận Tụy Động. Giặc thì huy động tổng lực sống chết cố thủ, ta thì quyết chiến, quyết thắng; do đó, trận chiến trở nên cực kì dữ dội. Bằng cách nói cường điệu, Nguyễn Trãi đã khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc về sự ác liệt của trận chiến, sự thất bại nhục nhã của giặc Minh .
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tụy Động thây chết đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp dã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lí Lượng củng đành bỏ mạng.
Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, Nguyễn Trãi tập trung bút lực kể về chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang. Đây là bản hùng ca vang dội nhất của cuộc kháng chiến trường kỉ. Như mọi người đã biết, lẽ ra sau một loạt chiến bại, giặc Minh phải rút quân, nhưng trái lại, với bản chất ngoan cố, chúng lại cử viện binh hùng hậu, chia làm nhiêu ngả tiến xuống Đại Việt. Hai tên tướng giỏi chỉ huy hai đạo quân mạnh tạo nên thế gọng kìm hòng đè bẹp quân ta:
Đinh Mùi thảng chín, Liễu Thăng dem binh từ
Khảu Ôn kéo lại,
Năm ấy thảng mười, Mộc Thạnh chia đường từ
Vân Nam tiến sang.
Nhưng ta đã có sự bố phòng chu đáo. Hai gọng kìm của giặc liên tiếp bị bẻ gẫy:
Ta trước điều binh thủ hiềm, chặt mủi tiên phong.
Sau lại sai tướng chặn đường, tuyệt nguồn
lương thực.
Sau đó là những chiến thắng dồn dập. Hơi văn hăm hở như có nhịp thở của người viết, mạch văn dổn đuổi như có theo kịp bước hành quân thần tốc và những đòn đánh cấp tập của nghĩa quân:
Ngày mười tám, trận Chi Lãng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mà Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hãm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Ngày hai tám, Thương thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Tiếp đó, bài cáo chuyển sang tiếp cận cụ thể cành trận mạc. Câu văn đúc lại, ngắn gọn, đẩy hình ảnh thậm xưng phóng đại nhằm cực tả sức mạnh Vĩ đại, khỉ thế áp đảo của quân ta:
Sĩ tốt kén tay hùng hổ,
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan lác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khồ,
Tổ kiến hồng sụt toang đê võ.
Hình ảnh quân ta càng hùng tráng bao nhiêu, thỉ hình ảnh quân giặc càng thảm hại bấy nhiêu và từ giọng văn sảng khoái và đầy tự hào, tác giả chuyển sang giọng mỉa mai châm biếm đầy khinh bỉ:
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy duỗi xin cứu mạng,
Thần vũ chẳng giết hại thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh,
Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền ra đến bể vẫn hòn bay phách lạc
Vương Thống, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Bài cáo kết thúc. Câu văn chuyển sang nhịp khoan thai. Giọng văn hiền hoà tươi vui:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đầy đổi mới.
Nhưng niểm vui không ổn ào. Tác giả hiểu hơn ai hết cái giá rất đắt của chiến thắng, và cái ơn rất sâu của đông bào và của trời đất tổ tông "Khôn thiêng ngầm giúp đỡ”.
Bình ngô Đại các quả là một tác phẩm chứa đựng một nội dung lớn, một tầm tư tưởng cao, được diễn đạt bằng một áng văn đầy nghệ thuật, đáng được coi là bản Tuyên ngôn dộc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt. Ra đời trong thời đại "Văn, Sử bất phân" nên văn bá cáo mà đẩy chất văn chương, hình ảnh tầng tầng lớp lớp, hành văn biến hoá, giọng điệu linh hoạt, diễn đạt tài tình những tình huống khác nhau của cuộc khởi nghĩa, và những cung bậc tình cảm khác nhau của người viết, thật xứng danh một áng "thiên cổ hùng văn".