Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước trong “Bình Ngô đại cáo”

Trong lời kết thúc bài Đại cáo, quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi thay Lê Lợi trịnh trọng và vui mừng truyền đi tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc đã được lặp lại:

Xã tắc từ đây vững bền.

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ mà lại thải

Nhật nguyệt hối mà lại minh

Muôn thuở nền thái bình vừng chắc

Trong sáu câu, có hai câu nói tới sự vừng bền {Xã tắc từ đây vững bền, Muôn thuở nền thái bình vững chắc) và bốn câu nói tới sự thay đổi. Sự thay đổi là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền. Sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng (bĩ mà lại thái, hối mà lại minh), thực chất là phát triển. Và, sự vững bền xây dựng trên cơ sở đã phục hưng dân tộc, cho nên viễn cảnh của đất nước hiện ra thật tươi sáng, huy hoàng:

Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tận khắp chốn

Có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai là bởi có chiến công trong quá khứ: Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt nghìn năm. Hai câu kết của Bản tuyên ngôn nhắc mọi người tự hào về quá khứ càng biết yêu hơn hiện tại và vui mừng hướng tới tương lại. Hai câu kết vừa khép lại một thời kì chiến đấu oanh liệt vừa mở ra một kỉ nguyên mới huy hoàng: xây dựng đất nước đẹp tươi và bền vững.

Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hoà quyện với cảm hứng về vũ trụ khi bĩ, khi hối nhưng quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng khắc họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng Đài xuân dân tộc khi vận hội duy tân đã mở.

Trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn học dân tộc, chúng ta thường gặp những hiện tượng thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học. Đó là trường hợp Nam quốc sơn hà với chiến thắng sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ văn với cuộc kháng chiến chống Nguyên lần hai, Bình Ngô đại cáo với cuộc đại phá quân Minh toàn thắng. Tuy nhiên so với nhiều tác phẩm khác có mối liên hệ với thời điểm lịch sử, Bình Ngô đại cáo là một trường hợp đặc biệt. Với những thời điểm lịch sử trong quá khứ, các thế hệ sau có thể tạo ra những mốc son ngang tầm hoặc cao hơn thế hệ trước. Nhưng với Bình Ngô đại cáo, cho đến nay đó vẫn là áng thiên cổ hùng văn không tiền khoáng hậu. Điều gì đã làm nên hiện tượng độc đáo phi thường đó? Phải chăng vì Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa một tác phẩm văn học chính luận nào đạt tới?

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.