Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo án Địa lý 6 bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tuyển chọn các giáo án Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học trong bộ sưu tập hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc. Bài học cung cấp kiến thức cho các bạn học sinh biết cách sử dụng địa bàn để xác định phương hướng. Biết cách đo các khoảng cách trên thực địa và tính tỉ lệ để đưa lên lược đồ. Biết vẽ sơ đồ đơn giản của lớp học trên giấy. Đồng thời có kỷ năng vẽ sơ đồ đơn giản của lớp học, xác định phương hướng của lớp học để vẽ. | Bài 6: THỰC HÀNH TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết cách sử dụng địa bàn để xác định phương hướng. - Biết cách đo các khoảng cách trên thực địa và tính tỉ lệ để đưa lên lược đồ. - Biết vẽ sơ đồ đơn giản của lớp học trên giấy. 2. Kỷ năng: Biết vẽ sơ đồ đơn giản của lớp học, xác định phương hướng của lớp học để vẽ. 3. Thái độ: Giáo dục hs làm quen cách vẽ bản đồ, sơ đồ. II. Phương pháp giảng dạy: Quan sát, thực hành. III. Chuẩn bị giáo cụ. GV: Địa bàn 8 chiếc HS: Thước dây 4 chiếc IV. Tiến trình bài dạy:: 1. Ổn định tổ chức. 6a 6b 2. Kiểm tra bài cũ. Gọi HS lên xác định phương hướng ? Tỷ lệ bản đồ là gì? ý nghĩa? ? Khi sử dụng bản đồ công việc đầu tiên ta phải làm gì? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: - GV kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm: + Phân công việc cho mổi nhóm + Nêu yêu cầu cụ thể. - Giới thiệu, hướng dẩn sử dụng địa bàn. b. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 GV giới thiệu địa bàn: GV chia nhóm thực hành GV phát cho mỗi nhóm 1 chiếc địa bàn GV Địa bàn gồm những bộ phận nào? Hoạt động 2 GV phân công mỗi nhóm vẽ một sơ đồ. HS phân công thành viên nhóm đo chiều dài và chiều rộng của lớp học. GV Lớp học của chúng ta có hướng nào? GV yêu cầu các nhóm tính và vẽ sơ đồ lớp học GV kiểm tra, hướng dẩn học sinh nắm vững cách làm. 1. Địa bàn. a. Kim nam châm + Phía Bắc màu đỏ + Phía Nam màu xanh b. Vòng chia độ: có số độ từ 00 ->3600 + Hướng Bắc 00 + Nam 1800 + Đông 900 + Tây 2700 c. Cách sử dụng: - Đặt địa bàn trên 1 mặt phẳng - Xoay đầu kim màu xanh trùng với 00 -> hướng Bắc. 2. Vẽ sơ đồ: - Đo sơ đồ lớp học. Khung lớp học và các chi tiết trong lớp - Vẽ sơ đồ lớp học, yêu cầu: + Hướng ( mũi tên chỉ hướng) + Tên sơ đồ + Tỉ lệ. + Ghi chú 4. Củng cố đánh giá: GV kiểm tra việc thực hành của các nhóm. - Cho điểm các nhóm làm đúng, tốt. - Phê bình các nhóm chưa hoàn thành, xấu - Thu dọn nơi thực hành. 5. Dặn dò: - Ôn tập lại kiến thức từ bài 1 -> bài 6 + Phân biệt kinh tuyến và vĩ tuyến. Vẽ hình minh hoạ. + Bản đồ là gì? Vai trò của bản đồ trong việc học địa lí? + Tỉ lệ bản đồ cho ta biết gì? + Tại sao khi sử dụng bản đồ, việc đầu tiên phải là xêm bảng chú giải? + Làm bài tập: 1,2 trang 1,2,3 trang 14, 1,2 trang 17, 3 trang 19. - Chuẩn bị giấy kiểm tra 1 tiết. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.