Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5" để tìm ra phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Âm nhạc bởi vì các em đã bị hụt hẫng kiến thức từ các lớp dưới; đồng thời khơi dậy các em sự ham thích để nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môn học; từ đó các em có cơ hội và điều kiện để phát triển năng khiếu vốn có của mình. . | Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt động Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục Âm nhạc trong nhà trường có mục đích thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học Âm nhạc và trực tiếp hoạt động Âm nhạc. Giáo dục Âm nhạc cũng như các nội dung giáo dục khác, ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm hoàn thiện và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học. Đối với giáo dục Âm nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh khám phá những điều chưa biết. Dạy học Âm nhạc phải chú trọng phương pháp rèn luyện: “Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạyhọc”; phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết. Giờ học Âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: “Học vui – vui học”. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về Âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ Âm nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt động Âm nhạc cho học sinh: xem; nghe; tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức –Trí – Thể – Mĩ và các kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiêt, đáp ứng sự đỏi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.