Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ghép tủy nửa thuận hợp HLA trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy nhóm nguy cơ cao tại Bệnh viện Truyền máu huyết học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung của bài viết trình bày về việc áp dụng kỹ thuật ghép tủy nửa thuận hợp cho những bệnh nhân có chỉ định ghép mà không có người thân phù hợp hệ thống hòa hợp mô (HLA) hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy kỹ thuật ghép tủy nửa thuận hợp có hiệu quả. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học GHÉP TỦY NỬA THUẬN HỢP HLA TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY NHÓM NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC Lê Thanh Chang **, Nguyễn Tấn Bỉnh* TÓM TẮT Mục tiêu: Áp dụng kỹ thuật ghép tủy nửa thuận hợp cho những bệnh nhân có chỉ định ghép mà không có người thân phù hợp hệ thống hòa hợp mô (HLA) hoàn toàn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả ba ca ghép tủy nửa thuận hợp đầu tiên tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM Kết quả: Năm 2013, chúng tôi tiến hành phương pháp ghép tủy nửa thuận hợp HLA cho 3 bệnh nhân AML với phác đồ điều kiện hóa giảm liều bằng Fludarabin, Busulfan, Aracytin, ATG; dự phòng GvHD bằng FK 506 và Methyl‐prednison. Bệnh nhân thứ nhất mọc tủy N7, xuất hiện GvHD da độ II vào N30, tiến triển thành độ nặng N46 (với da III‐IV, tiêu hóa III‐IV, gan mật II, kết mạc III), có dấu hiệu hồi phục GvHD vào N80; chết vì ARDS‐Viêm phổi nặng do Pneumocystic jiroveci bội nhiễm không đáp ứng điều trị N98. Bệnh nhân thứ hai mọc tủy vào N10, xuất hiện GvHD da độ I vào N40, không tiến triển thêm; hiện ổn định, theo dõi ngoại trú. Bệnh nhân thứ ba không mọc mảnh ghép, đang được chúng tôi tiến hành ghép lần 2 từ người mẹ. Cả 3 bệnh nhân đều có tình trạng tái hoạt hóa CMV và cần Gancyclovir để kiểm soát. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy kỹ thuật ghép tủy nửa thuận hợp có hiệu quả. Tuy nhiên, biến chứng nhiễm trùng và chi phí còn cao. Đây có thể là lối ra cho bệnh nhân bệnh máu ác tính không có anh chị em phù hợp HLA hoàn toàn. Từ khóa: Ghép tủy nửa thuận hợp (HT), HLA, Bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GvHD), Bạch cầu cấp dòng tủy (AML), Lui bệnh hoàn toàn (CR), Chimerism ABSTRACT HAPLOIDENTICAL TRANSPLANT APPLICATION FOR HIGH RISK AML GROUP IN HCMC HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION HOSPITAL Le Thanh Chang, Nguyen Tan Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 247 ‐ 255 Objectives: To apply the haplo‐identical .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.