Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình An toàn vệ sinh thực phẩm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Giáo trình An toàn vệ sinh thực phẩm gồm các nội dung chính được trình bày như sau: Các nguồn ô nhiễm môi trường trong xí nghiệp bảo quản và chế biến thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm do tác nhân sinh học, ô nhiễm thực phẩm do tác nhân hóa học,. | Giáo trình ATVSTP LỜI NÓI ĐẦU Mọi sinh vật đều phải có nhu cầu về dinh dưỡng, nhằm giúp cơ thể tồn tại, sinh sản và phát triển. Con người là một sinh vật bậc cao cũng cần đến nhu cầu về dinh dưỡng. Từ yêu cầu ăn no, ngày nay với xã hội phát triển nhu cầu ấy được nâng lên thành ăn ngon. Tuy nhiên, đi kèm với thực phẩm còn có những yếu tố gây nên hiện tượng ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong những năm gần đây, hàng loạt vấn đề có liên quan đến thực phẩm làm cho cộng đồng thế giới lo ngại. Theo nhận định của tổ chức y thế giới (WHO) và tổ chức Lương Thực Thực Phẩm thế giới (FAO), nhân loại bước vào thế kỷ mới thì gánh nặng an toàn thực phẩm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn đặc biệt là ở các nước nghèo, đông dân – an toàn thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố vượt khỏi tầm kiểm soát của con người hiện nay. Đó cũng chính là những thách thức trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều nước trong đó có nước ta. 1. Báo động về tăng dân số Theo dự báo khoảng 30 năm đầu của thế kỷ 21, dân số thế giới đạt 8.5 tỷ người và dân số Việt Nam tăng từ 80 triệu người năm 2000 lên trên 100 triệu năm 2020, trong đó 70 đến 80% dân số sống ở vùng nông thôn. Kết quả là diện tích đất canh tác thu hẹp, quá trình đô thị hoá nhanh khai thác triệt để đất đai, cạn kiệt nguồn lương thực thực phẩm, nguồn nước ngọt, an ninh lương thực bị đe doạ, thói quen ăn uống thay đổi, thực phẩm chế biến sẵn, dịch vụ ăn uống trên đường phố ngày càng nhiều, số lượng các bếp ăn tập thể ở các nhà máy xí nghiệp gia tăng làm tăng nguy cơ ngộ độc trong cộng đồng. 2. Biến động về khí hậu môi trường Công nghiệp phát triển, khai thác rừng, tàn phá tài nguyên quá mức, khí CO2 ngày càng nhiều trong không khí, môi trường ngày càng thay đổi lũ lụt nắng hạn làm biến đổi khí hậu. Kiểm soát về môi trường bị buông lỏng từ nhiều năm để lại hậu quả nặng nề, bề mặt trái đất dần ấm lên, mất cân bằng sinh thái. Kết

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.