Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA từ các mẫu mô động vật có lượng DNA thấp phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA đơn giản có hiệu quả cao, có thể ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trong việc chiết tách và nhân dòng 30 mẫu xương, sụn và da khô của hai nhóm động vật có xương sống là Mang (Muntiacus sp.) và giải Thượng Hải (Rafetus swinhoei). | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 116-124 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH VÀ NHÂN DÒNG DNA TỪ CÁC MẪU MÔ ĐỘNG VẬT CÓ LƯỢNG DNA THẤP PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Lê Đức Minh1,2*, Dương Thúy Hà1, Nguyễn Văn Thành1, Nguyễn Mạnh Hà2, Đinh Đoàn Long1, Đỗ Tước3, Nguyễn Đình Hải4 1 Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, *le.duc.minh@hus.edu.vn 2 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội 3 Viện Điều tra và Quy hoạch rừng 4 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa TÓM TẮT: Điều tra các loài động vật nguy cấp và khó tiếp cận là một thách thức trong nghiên cứu đa dạng sinh học có sử dụng các phương pháp điều tra truyền thống. Thực tế này đòi hỏi cần có những phương pháp nghiên cứu mới để tăng hiệu quả điều tra. Gần đây, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, phương pháp điều tra sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử đã ngày càng trở nên phổ biến và hứa hẹn có nhiều ứng dụng mới và trong nhiều trường hợp có thể trợ giúp những phương pháp điều tra truyền thống. Tuy nhiên, một trong những khó khăn cơ bản của phương pháp điều tra sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử là những mẫu thu được trên thực địa thường có chất lượng thấp, khó chiết tách và nhân dòng DNA. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA đơn giản có hiệu quả cao, có thể ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trong việc chiết tách và nhân dòng 30 mẫu xương, sụn và da khô của hai nhóm động vật có xương sống là Mang (Muntiacus sp.) và giải Thượng Hải (Rafetus swinhoei). Trình tự thu được từ phương pháp này đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cây phát sinh loài và đánh giá mức độ đa dạng di truyền trong hai nhóm động vật này. Vì vậy, phương pháp này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc điều tra và nghiên cứu đa dạng sinh học và đưa ra được các kết quả tin cậy dựa trên các mẫu mô động vật có chất lượng thấp thu được từ thực địa. Từ khóa:Muntiacus, Rafetus swinhoei, điều tra đa dạng sinh học, mô chất lượng