Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh tiểu học người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết đi vào tìm hiểu một số đặc điểm về tâm lý và ngôn ngữ liên quan đến việc dạy và học môn chính tả, đồng thời chỉ ra những lỗi thường gặp của học sinh và lý giải nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi dạy và học phân môn này trong môn Tiếng Việt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 68 KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI CHĂM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN PHƯƠNG NGUYỄN Trong khuôn khổ đề tài Tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học người Chăm ở TPHCM, dựa vào số liệu khảo sát thực tế cũng như các bài kiểm tra, vở học hàng ngày của học sinh người Chăm tại 4 trường tiểu học đại diện cho 3 quận ở TPHCM, bài viết đi vào tìm hiểu một số đặc điểm về tâm lý và ngôn ngữ liên quan đến việc dạy và học môn chính tả, đồng thời chỉ ra những lỗi thường gặp của học sinh và lý giải nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi dạy và học phân môn này trong môn Tiếng Việt. Chính tả là hệ thống các quy tắc thống nhất cách viết cho các từ của một ngôn ngữ, tạo thuận lợi cho việc lưu truyền thông tin thống nhất giữa người viết và người đọc. Chính tả còn có tính chất xã hội bắt buộc, không cho phép vận dụng sai quy tắc, hay thể hiện sáng tạo của cá nhân. Một ngôn ngữ văn hóa luôn có chính tả thống nhất. Nhờ có chính tả thống nhất, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa các địa phương và giữa các thế hệ trong một nước (hoặc vùng lãnh thổ) sẽ không bị trở ngại. Trong giáo dục tiếng Việt tiểu học, phân môn chính tả nhằm rèn cho học sinh một số kỹ năng viết đúng tiếng Việt, theo văn hóa tiếng Việt chuẩn mực, đồng thời là cơ sở cho những môn học khác. Phân môn chính tả được dạy liên tục trong chương trình tiếng Việt ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 với các dạng bài tập Trần Phương Nguyên. Tiến sĩ. Phòng Quản lý Khoa học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. chép; nghe - viết; những bài tập đọc; chép lại các bài học thuộc lòng; nghe đọc; tập làm văn. Đây là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả của học sinh. Học sinh viết đúng chính tả sẽ nắm được quy tắc và thói quen viết chữ tiếng Việt đúng chuẩn, từ đó nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp học tập và tư duy. Với sự cần thiết và tầm quan trọng của phân môn chính tả như trên, chúng tôi đã lựa chọn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.