Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân, kali khó tan từ đất trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu này là tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng phân giải lân (P) và kali (K) khó tan trong đất trồng cây công nghiệp. Từ đất vùng rễ cây cà phê trồng tại khu vực Tây Nguyên, 16 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải P và K khó tan đã được phân lập, trong đó, đã xác định được chủng vi khuẩn CF19 có hoạt tính phân giải Ca3 (PO4 )2 cao nhất, đạt 145,55 mg/l PO4 3-. | Khoa học Nông nghiệp Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân, kali khó tan từ đất trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên Nguyễn Thị Thanh Mai1, Chu Đức Hà2, Phạm Phương Thu3, Nguyễn Văn Giang1* 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Ngày nhận bài 24/11/2017; ngày chuyển phản biện 30/11/2017; ngày nhận phản biện 17/1/2018; ngày chấp nhận đăng 9/2/2018 Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng phân giải lân (P) và kali (K) khó tan trong đất trồng cây công nghiệp. Từ đất vùng rễ cây cà phê trồng tại khu vực Tây Nguyên, 16 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải P và K khó tan đã được phân lập, trong đó, đã xác định được chủng vi khuẩn CF19 có hoạt tính phân giải Ca3(PO4)2 cao nhất, đạt 145,55 mg/l PO43-. Chủng vi khuẩn CF19 đồng thời có khả năng hòa tan AlPO4 và Fe2(SO4)3. Khuẩn lạc của chủng CF19 có dạng tròn, bề mặt lõm, trơn, bóng ướt, màu trắng ngà, tế bào dạng que (trực khuẩn), Gram dương và có khả năng di động. Chủng CF19 sinh enzyme catalase, siderphore và biểu hiện hoạt tính phân giải P mạnh nhất khi môi trường nuôi cấy được bổ sung đường glucose, (NH4)2SO4 và cao nấm men. Trong môi trường phân giải P chứa 10% NaCl, chủng CF19 vẫn thể hiện được hoạt tính phân giải Ca3(PO4)2. Chủng CF19 có khả năng tổng hợp IAA kích thích sinh trưởng thực vật. Hàm lượng IAA sau 4 ngày nuôi cấy CF19 trong môi trường NBRIP có bổ sung L-Tryptophan đạt 68,79 μg/ml. Chủng CF19 có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh héo vàng Fusarium oxysporum. Từ khóa: Chất kích thích sinh trưởng thực vật, đất trồng cà phê, phân giải kali, phân giải lân, phân lập, vi khuẩn. Chỉ số phân loại: 4.1 Đặt vấn đề Hiện nay, đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam đang gặp phải hiện tượng thoái hóa và bạc màu. Để .