Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Sáng kiến kinh nghiệm là sự sẻ chia kinh nghiệm với nhau để mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể đào tạo những thế hệ học sinh có Tài, có Tâm, biết hướng đến chân - thiện - mỹ của cuộc sống. Mời các bạn tham khảo! | MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM I. Họ và tên: Nguyễn Thị Đoan Trang - Chức vụ: Giáo viên - Nơi công tác: THPT Mang Thít - Nhiệm vụ được giao: Dạy Ngữ văn lớp 11/2. 11/10 .12/10 ,CN 12/10 II. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt III. Thời gian, địa điểm thực hiện:Từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc tích lũy tri thức và hình thành nhân cách của từng em học sinh. PGS.TS Đặng Quốc Bảo từng đánh giá cao về vai trò của người giáo viên chủ nhiệm :“Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông – người quản lí không có dấu đỏ trong nhà trường- có sứ mệnh hình thành phát triển nhân cách toàn vẹn của thế hệ trẻ”. Thật vậy vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trên lớp là không chỉ làm tốt công tác quản lí nề nếp , mà còn phải thấu hiểu suy nghĩ ước mơ , nguyện vọng từng học sinh của lớp . Trường trung học phổ thông chia thành 3 khối: 10, 11, 12. Mỗi khối lớp, giáo viên chủ nhiệm đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nhưng nhìn chung , chúng tôi – những người làm công tác chủ nhiệm luôn hướng về mục đích cuối cùng là làm tất cả vì tri thức và nhân cách cho học sinh. Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12/10 Dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thấy lớp chủ nhiệm nổi lên nhiều vấn đề bất cập : việc bỏ học vẫn diễn ra thường xuyên, đa số học sinh vẫn chưa ý thức được công việc học tập nên nhận điểm kém, học sinh vẫn thản nhiên không hề lo lắng điều gì . Đáng lo ngại hơn nữa là học sinh có hành vi vi phạm đạo đức của một học sinh đối với thầy cô nhưng không hề hối cải. . Vì sao có học sinh lại suy nghĩ và hành động như thế ? Chúng ta phải làm thế nào để học sinh có thể tự ý thức việc học tập và tự bồi dưỡng nhân cách chính mình . Đó là những vấn đề tôi luôn trăn trở , day dứt , muốn cùng chia sẻ với quý đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.