Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng tự do và bình đẳng của chủ nghĩa tự do của cá nhân, phát triển thành tự do và bình đẳng của cộng đồng, còn về chủ nghĩa cộng đồng thì chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng về quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa gốc của mỗi cá nhân. Bài viết trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về văn hóa từ đó làm rõ nội hàm của khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa và phân loại chủ nghĩa đa văn hóa trên thế giới. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 104-109 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0033 KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HÓA Nguyễn Thi Phương Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt. Chủ nghĩa đa văn hóa là học thuyết mang tính pha trộn, chứa nhiều kiến giải khác nhau, và không có nền tảng lí thuyết nhất quán. Chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng tự do và bình đẳng của chủ nghĩa tự do của cá nhân, phát triển thành tự do và bình đẳng của cộng đồng; còn về chủ nghĩa cộng đồng thì chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng về quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa gốc của mỗi cá nhân. Bài viết trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về văn hóa từ đó làm rõ nội hàm của khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa và phân loại chủ nghĩa đa văn hóa trên thế giới. Từ khóa: Chủ nghĩa đa văn hóa, đa văn hóa, đa dạng văn hóa. 1. Mở đầu Gần nửa thế kỉ qua, chính sách văn hóa ở nhiều quốc gia đã đưa ra mục tiêu là thúc đẩy sự khoan dung và tôn trọng bản sắc văn hóa của các cộng đồng thiểu số. Những chính sách này được thực hiện thông qua các biện pháp như hỗ trợ các hiệp hội cộng đồng và các hoạt động văn hóa của họ, khuyến khích các hình ảnh tích cực trên các phương tiện truyền thông, hoàn thiện các dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng những khác biệt văn hóa trong xã hội. Xu hướng xuất hiện và phát triển những chính sách như vậy đã phản ánh tinh thần tự do, dân chủ, và khát vọng khẳng định bản sắc của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng trên thế giới. Trong các tài liệu hữu quan, khi bàn về xu hướng nói trên, người ta thường định danh bằng thuật ngữ "chủ nghĩa đa văn hóa" / Multiculturalism. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có sự nhất quán trong cách dùng. Ở Việt Nam, mặc dù chính sách văn hóa của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa đa văn hóa, nhưng đây vẫn là khái niệm còn mới mẻ trong giới nghiên cứu và cộng đồng xã hội. 2. Nội dung nghiên .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.