Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm corynespora cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cây cao su
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu này đã tuyển chọn một số tác nhân vi sinh vật có hiệu quả ức chế nấm C. casiicola gây bệnh vàng rụng lá trên cao su. Từ 50 mẫu đất và cây cao su thu từ Bình Phước, Đồng Nai, Phú Tho và Lai Châu đã chọn được 8 dòng Trichoderma sp , 4 dòng vi khuẩn nội sinh. Trong điều kiện in vitro các dòng nấm Trichoderma tuyển chọn có hiệu quả ức chê sự phát triển của nấm C. casiicola từ 79,07-89,53%, dòng vi khuẩn nội sinh TS1 Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả ức chế nấm cao nhất đạt 58,6%. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG NẤM CORYNESPORA CASSIICOLA GÂY BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CÂY CAO SU Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Ngô Vĩnh Viễn, Hà Viết Cường2, Phạm Thị Dung1, Lê Mai Nhất1, Ngô Thị Thanh Hường1, Nguyễn Nam Dương1, Đỗ Duy Hưng1 (1Viện Bảo vệ thực vật,2Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) TÓM TẮT Biện pháp sinh học đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng theo hướng thân thiện với môi trường nhằm hạn chế lạm dụng thuốc BVTV. Nghiên cứu này đã tuyển chọn một số tác nhân vi sinh vật có hiệu quả ức chế nấm C. casiicola gây bệnh vàng rụng lá trên cao su. Từ 50 mẫu đất và cây cao su thu từ Bình Phước, Đồng Nai, Phú Tho và Lai Châu đã chọn được 8 dòng Trichoderma sp., 4 dòng vi khuẩn nội sinh. Trong điều kiện in vitro các dòng nấm Trichoderma tuyển chọn có hiệu quả ức chê sự phát triển của nấm C. casiicola từ 79,07 – 89,53%, dòng vi khuẩn nội sinh TS1 Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả ức chế nấm cao nhất đạt 58,6%. Từ khóa: Vi khuẩn nội sinh, B. amyloliquefaciens, C.cassiicola I. ĐẶT VẤN ĐẾ Cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là cây trồng có giá trị kinh tế cao, hiện đang được phát triển với quy mô lớn ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mủ và gỗ cao su là nguyên liệu rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định đặc biệt là các vùng miền núi. Trong những năm gần đây, bệnh vàng rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra đã trở thành dịch hại nguy hiểm cho nhiều vườn cao su của nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây. Hiện nay bệnh càng trở nên nghiêm trọng cả về mức độ, phạm vi gây bệnh và số lượng các dòng vô tính (dvt) cao su cao sản nhiễm bệnh ngày càng tăng. Nấm có khả năng gây bệnh quanh năm ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, không những gây bệnh trên lá mà còn gây bệnh trên cả cuống lá và chồi. Trên vườn kinh .