Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2016-2017

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2016 đến 30/04/2017. | Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2016-2017 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HÔ HẤP 1 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2016-2017 Trần Mai Phương*, Phạm Thị Minh Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2016 đến 30/04/2017. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Kết quả: Trong thời gian từ 01/10/2016 đến 30/4/2017, có 16 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 7,5 2,5 tháng, tỉ lệ nam:nữ 1,67:1, suy dinh dưỡng 31,3%. Viêm phổi bệnh viện được chẩn đoánsaunhập viện 9,2 3 ngày. Ho mới xuất hiện hoặc nặng lên, thở nhanh, co lõm ngực và rales phổi gặp ở tất cả bệnh nhân. Sốt gặp trong 15/16 trường hợp, chiếm 93,8%. Biến chứng suy hô hấp độ 2-3 chiếm 50%. Tỉ lệ cấy dịch hút khí quản qua mũi (NTA – Nasotracheal aspiration), PCR đàm và cấy máu dương lần lượt là 25%, 62,5% và 6,3%. Vi khuẩn chiếm tỉ lệ 50%, siêu vi là 6,3%, vi khuẩn không điển hình 12,5%, đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn không điển hình 6,3%, không rõ tác nhân 25%. Các tác nhân phân lập được gồm: M. pneumoniae 25%, S. aureus 16,7%, S. pneumoniae 16,7%, B. cepacia 16,7%, A. baumannii 8,3%, H. influenzae 8,3% và Adenovirus 8,3%. Phần lớn bệnh nhân được điều trị với kháng sinh nhóm Carbapenems và Vancomycin. 50% trẻ cần được hỗ trợ hô hấp. Thời gian hỗ trợ hô hấp trung bình là 15 5,6 ngày. Thời gian nằm viện là 28 (12-75) ngày.87,5% bệnh nhân được xuất viện, chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 6,3%, tử vong 6,3%. Kết luận: PCR NTA xác định được tác nhân gây viêm phổi bệnh viện trong 10/16 trường hợp (62,5%), do đó ngoài cấy bệnh phẩm nên sử dụng PCR để xác định tác nhân gây bệnh. Từ khoá: viêm phổi bệnh viện ABSTRACT CLINICAL FEATURES, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.