Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hải dương, môi trường biển đến sự phân bố và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng có tiềm năng kinh tế to lớn với số lượng xuất khẩu thủy sản hàng năm vào mức cao nhất của nước ta. Các điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường đặc trưng của khu vực nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và biến động của nguồn lợi sinh vật tại đây. | Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hải dương, môi trường biển đến sự phân bố và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 89-102 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HẢI DƯƠNG, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ Nguyễn Văn Hướng*, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Viết Nghĩa, Nguyễn Hoàng Minh Viện Nghiên cứu Hải sản *Email: nvhuong0509@gmail.com Ngày nhận bài: 21/10/2019; Ngày chấp nhận đăng: 06/12/2019 TÓM TẮT Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng có tiềm năng kinh tế to lớn với số lượng xuất khẩu thuỷ sản hàng năm vào mức cao nhất của nước ta. Các điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường đặc trưng của khu vực nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và biến động của nguồn lợi sinh vật tại đây. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác các nhóm nguồn lợi hải sản với các yếu tố hải dương, môi trường biển ở khu vực nghiên cứu tồn tại mối quan hệ tương đối chặt chẽ (hệ số tương quan bội R0 trong khoảng 0,4-0,7). Trong mùa gió đông bắc, mối quan hệ này thể hiện yếu hơn so với mùa gió Tây Nam, chúng có mối tương quan nghịch với nhiệt độ và độ muối, có mối tương quan thuận với chlorophyll a và dòng chảy. Các tháng từ tháng 7 đến tháng 12, năng suất khai thác nguồn lợi hải sản thường cao, khi đó nhiệt độ nước ở vùng biển nghiên cứu giảm xuống nhưng không quá thấp, dao động trong khoảng 27,5-29,5 °C, đây đang là thời kỳ mùa mưa nên các vùng nước ven bờ chịu ảnh hưởng hơn của nguồn nước từ lục địa đưa ra làm độ muối giảm thấp và phát tán nhiều dinh dưỡng từ khu vực cửa sông và các vùng bờ ra các khu vực khác. Do vậy, đây là vùng thích hợp cho đa phần các loài cá tập trung đến để sinh trưởng phát triển và đẻ trứng. Đối với từng nhóm loài và từng loài khác nhau trong nhóm loài đều có khoảng thích ứng sinh thái với các yếu tố hải dương, môi trường (nhiệt độ, độ muối, chlorophyll a và mức độ xáo trộn khối .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.