Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ thực nghiệm giữa PM2.5 và độ sâu quang học aerosol AOD ở khu vực nội thành Hà Nội

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết xác định cơ sở để ước tính nồng độ PM2.5, cung cấp số liệu mang tính toàn diện dựa trên mối quan hệ AOD và PM2.5, nghiên cứu có hai mục tiêu chính: thiết lập mối quan hệ thực nghiệm giữa AOD được trích xuất từ dữ liệu vệ tinh và nồng độ PM2.5 được quan trắc trên bề mặt khu vực nội thành Hà Nội; xác định xem AOD có thể ước tính hiệu quả nồng độ PM2.5 trên bề mặt ở độ phân giải không gian cao hơn hay không. | Bài báo khoa học Mối quan hệ thực nghiệm giữa PM2.5 và độ sâu quang học aerosol AOD ở khu vực nội thành Hà Nội Nguyễn Hải Đông1 Doãn Hà Phong2 1 Trung tâm Triển khai công nghệ viễn thám Cục Viễn thám quốc gia nguyendong.rsc@gmail.com 2 Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu doanhaphong@gmail.com Tác giả liên hệ nguyendong.rsc@gmail.com Tel. 84 912556868 Ban Biên tập nhận bài 12 8 2020 Ngày phản biện xong 25 9 2020 Ngày đăng bài 25 10 2020 Tóm tắt Dữ liệu viễn thám cho phép nghiên cứu chất lượng không khí không chỉ theo không gian mà còn gần thời gian thực trong quản lý và giám sát chất lượng không khí. Nghiên cứu này xây dựng mối quan hệ giữa độ sâu quang học aerosol AOD được ước tính từ dữ liệu vệ tinh ở độ phân giải không gian 3 km x 3 km với nồng độ các hạt mịn có đường kính 2 5 μm PM2.5 được quan trắc tại các trạm trên mặt đất ở khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được số liệu quan trắc PM2.5 tại 10 điểm quan trắc và sản phẩm AOD chiết suất từ dữ liệu vệ tinh MODIS có mối tương quan khá tốt sự thay đổi 1 của AOD dẫn đến sự thay đổi 0 52 và 0 39 của PM2.5 được theo dõi trong khoảng thời gian 45 và 150 phút của thời gian vệ tinh vượt qua khu vực. Từ khóa PM2.5 AOD Độ sâu quang học Viễn thám. 1. Mở đầu Dữ liệu vệ tinh ghi lại bức xạ điện từ bề mặt trái đất khi bức xạ đi qua bầu khí quyển nó tương tác với các hạt rắn và lỏng mịn như sol khí lơ lửng trong không khí trước khi đến được cảm biến gắn trên vệ tinh. Sự biến dạng do tương tác này gây ra có thể được ước tính với sự hỗ trợ của mô hình truyền bức xạ và được chuyển đổi thành sol khí còn được gọi là độ sâu quang học sol khí AOD cho thấy mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với PM2.5 được quan sát trên bề mặt 1 2 . Có nhiều quy chuẩn đo chất lượng không khí khác nhau tuy nhiên các hạt lơ lửng đặc biệt là PM2.5 và PM10 đã được chấp nhận rộng rãi để đánh giá về chất lượng không khí 3 . Do đó thuật ngữ chất lượng không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.