Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ CHƯƠNG VI

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VI (tt) 1. TRIẾT HỆ NYAYA Một nhà luận lí Ấn Độ Nếu chúng ta sắp các triết hệ “Bà La Môn” theo một thứ tự hợp lí (vì chúng ta không biết chắc thứ tự thời gian, vả lại xét về nét chính thì các triết hệ đó đồng thời với nhau), sắp như vậy thì chúng ta có thể đặt một loạt học thuyết về luận lí lên hàng đầu, các học thuyết đó trải ra tới hai ngàn năm | Will Durant Lịch sử văn minh Ân Độ Người dịch Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VI tt 1. TRIẾT HỆ NYAYA Một nhà luận lí Ẩn Độ Nếu chúng ta sắp các triết hệ Bà La Môn theo một thứ tự hợp lí vì chúng ta không biết chắc thứ tự thời gian vả lại xét về nét chính thì các triết hệ đó đồng thời với nhau sắp như vậy thì chúng ta có thể đặt một loạt học thuyết về luận lí lên hàng đầu các học thuyết đó trải ra tới hai ngàn năm. Nyaya là luận lí học con đường đưa tới kết luận. Tác phẩm nỗi danh nhất của phái đó là cuốn Nyaya-sutra theo truyền thuyết là của một người trong dòng họ Gautama mà có người bảo là sống ở thế kỉ thứ III trước Công nguyên có người lại bảo ở thế kỉ thứ I sau Công nguyên. Cũng như mọi tư tưởng gia Ân Độ tác giả cuốn đó nói ngay ở đầu cuốn sách rằng ông ta muốn chỉ cách đạt cảnh Niết Bàn diệt được mọi dục vọng và muốn vậy phải suy tư cho sáng sủa mạch lạc nhưng chúng tôi ngờ rằng ông chỉ muốn viết một cuốn kim chỉ nam giản tiện để giúp thiên hạ đấu khẩu trong các tranh luận triết lí thôi. Ông đặt ra các qui tắc nghị luận trình bày những thuật tranh luận và kê những lỗi lầm lý luận nhiều người thường mắc phải nhất. Như Aristote ông cho phép tam-đoạn-luận là nồng cốt của thuật lí luận và theo ông thì cái nút cái yếu điểm ở trung đoạn đoạn giữa 1 cũng như William James ông cho tri thức và tư tưởng là những khí cụ thực dụng ích lợi cho chúng ta muốn xét giá trị của nó thì cứ xem nó có nhiều khả năng giúp ta thành công trong các hành động không nghĩa là hiệu quả quyết định giá trị của phương pháp. Ông là con người thực tế và chắc chắn ông không khi nào bảo rằng ngày nào mà không ai nghĩ tới vũ trụ nữa thì lúc đó vũ trụ sẽ không còn. Các người đi trước ông trong phái Nyaya có lẽ là những người chủ trương vô thần còn những người kế tiếp ông sẽ là những nhà theo tri thức luận. Gautama đã cho Ân Độ một bộ luận lí toàn thư 2 để tìm tòi và suy tư và một số từ ngữ triết phong phú. 2. TRIẾT HỆ VAISHESHIKA Démocrite ở Ân Gautama là Aristote của Ân Độ mà Kanada là Démocrite của Hi .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.