Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
HÁT TRỐNG QUÂN

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Hát trống quân là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có lịch sử lâu đời, với hình thức hát đối đáp giao duyên kèm theo gõ trống, khá phổ biến ở nhiều địa phương thuộc vùng trung du và châu thổ sông Hồng. Không chỉ người Kinh mà người Mường ở Phú Thọ cũng có hát trống quân. | HÁT TRỐNG QUÂN Hát trống quân là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có lịch sử lâu đời với hình thức hát đối đáp giao duyên kèm theo gõ trống khá phổ biến ở nhiều địa phương thuộc vùng trung du và châu thổ sông Hồng. Không chỉ người Kinh mà người Mường ở Phú Thọ cũng có hát trống quân. 1. Nguồn gốc lịch sử hát trống quân Xã Tân Lập huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là xã vùng cao dân cư chủ yếu là người Mường. Trước đây trong những ngày lễ hội. trống đất. được kết hợp với đàn. Tòng tửng. khèn pỉ đâm đuống cồng chiêng để đệm cho hát giang hát ví Mường 1 .Truyền thuyết dân gian ở Tân Lập kể rằng trống đất có từ thời các vua Hùng. Nội dung truyền thuyết nói về việc vua Hùng cùng quân sĩ sau một trận đánh thắng giặc trên đường về kinh đô có cho quân dừng lại Tân Lập. Vua truyền cho quân sĩ hạ trại khao quân mừng thắng lợi. Trong lúc quân sĩ đóng cọc dựng trại có người áp tai xuống đất và nghe thấy tiếng đóng cọc như những tiếng trống thình thùng thình vang lên. Từ đó người ta sáng tạo ra trống đất và lan truyền trong dân gian. Vào ngày hội làng trống đất cùng với một số nhạc khí khác được dùng đệm cho những câu hát đối đáp giao duyên giữa trai và gái. Chúng tôi về Tân Lập gặp nghệ nhân Đinh Văn Nhặt Nhật được biết ông từng làm và chơi trống đất từ hồi còn trẻ. Ngày trước ông bà bố mẹ của ông đều đi hát đối đáp giao duyên có đánh trống đất điểm nhịp cho những câu hát. Ông được cụ thân sinh truyền cho cách làm trống đất. Chúng tôi được xem ông trổ tài làm một chiếc trống đất ở một bãi cỏ rộng. Đầu tiên ông sắp lễ tế thần linh thổ địa chọn một khoảnh đất nhỏ mịn bằng phẳng rồi dùng thuổng khoét một hố tròn đường kính mặt trên 25 cm đáy rộng khoảng 35 cm sâu 45 cm. Hố hình chum giữa thân khoét hàm ếch rộng chừng 45 cm. Ông chọn vài bẹ mo cau khô xếp tráo đầu đuôi đặt lên miệng hố dùi một lỗ tròn nhỏ ở giữa lấy một sợi dây rừng gọi là cây rọ rọ theo ông Nhặt chỉ có loại dây này căng vào trống tiếng mới vang mà ấm thắt nút một đầu lồng lỗ nhỏ phía dưới bẹ cau đặt bốn nẹp

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.