Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đổi mới văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX qua thể loại kịch
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Một trong những thành tựu lớn nhất của quá trình đổi mới văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chính là xác lập được một hệ thống thể loại mới dưới ảnh hưởng của văn học phương Tây, kết thúc vai trò lịch sử của hệ thống thể loại văn học cũ vốn không chỉ quyết định diện mạo của văn học cổ đại Trung Quốc mà còn quy định cả diện mạo của văn học các nước Đông Á khác tạo thành cái gọi là văn học của các nước thuộc khu vực văn hóa Hán. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 10-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0002 ĐỔI MỚI VĂN HỌC TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX QUA THỂ LOẠI KỊCH Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Một trong những thành tựu lớn nhất của quá trình đổi mới văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chính là xác lập được một hệ thống thể loại mới dưới ảnh hưởng của văn học phương Tây, kết thúc vai trò lịch sử của hệ thống thể loại văn học cũ vốn không chỉ quyết định diện mạo của văn học cổ đại Trung Quốc mà còn quy định cả diện mạo của văn học các nước Đông Á khác tạo thành cái gọi là văn học của các nước thuộc khu vực văn hóa Hán. Quá trình đổi mới văn học thông qua các thể loại cơ bản như tiểu thuyết, thơ ca, kịch không chỉ có ý nghĩa góp phần làm nên diện mạo của nền văn học hiện đại, mà còn đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc cách tân vĩ đại của xã hội Trung Hoa. Tuy không “kịch tính” như cuộc cách mạng tiểu thuyết; không vật vã, đau đớn như cuộc “trở dạ” đổi mới của thơ; song cũng như thơ ca và tiểu thuyết, công cuộc đổi mới của kịch diễn ra song song với sự đổi mới của nền văn học nói chung, đồng thời cũng là quá trình tương tác song song giữa các yếu tố bản thổ truyền thống và các yếu tố ngoại lai. Từ khóa: Văn học Trung Quốc, đổi mới văn học, hiện đại hoá, kịch, Tào Ngu, văn học hiện đại. 1. Mở đầu Giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là giai đoạn vô cùng “mẫn cảm”, là bước ngoặt có tính lịch sử, đồng thời cũng là điểm khởi phát một kỉ nguyên mới của xã hội cũng như của văn học Trung Quốc. Cũng như các nền văn học khác trong khu vực Đông Nam Á, văn học Trung Quốc giai đoạn này có sự tiếp xúc, chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, mang ý nguyện cải cách trên nhiều phương diện và đã dần thoát khỏi những ràng buộc, những quy phạm của văn học trung đại, phát triển theo hướng hiện đại. Những quan niệm nghệ thuật