Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình thành năng lực phát triển chương trình nhà trường phổ thông cho sinh viên các trường sư phạm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phát triển chương trình nhà trường gắn với xu thế tự chủ - trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và tăng quyền tự chủ nghề nghiệp của giáo viên, đây là cách tiếp cận phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra tại Việt Nam. Sinh viên sư phạm là các thầy cô giáo trong tương lai cần phải được trang bị những tri thức cơ bản về đổi mới giáo dục nói chung, phát triển chương trình nhà trường nói riêng. Đặc biệt họ cần có các năng lực cơ bản để có thể phát triển chương trình nhà trường khi trở thành các giáo viên thực thụ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 23-30 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0026 HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Vũ Thị Mai Hường Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển chương trình nhà trường gắn với xu thế tự chủ - trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và tăng quyền tự chủ nghề nghiệp của giáo viên, đây là cách tiếp cận phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra tại Việt Nam. Sinh viên sư phạm là các thầy cô giáo trong tương lai cần phải được trang bị những tri thức cơ bản về đổi mới giáo dục nói chung, phát triển chương trình nhà trường nói riêng. Đặc biệt họ cần có các năng lực cơ bản để có thể phát triển chương trình nhà trường khi trở thành các giáo viên thực thụ. Từ khóa: Chương trình nhà trường, năng lực sư phạm, năng lực sinh viên sư phạm, năng lực phát triển chương trình nhà trường. 1. Mở đầu Phát triển chương trình dựa vào nhà trường và trao công việc phát triển chương trình vào tay người giáo viên là xu hướng nổi bật được áp dụng bởi hầu hết các nước trên thế giới từ khi Taba (1962) đưa ra mô hình mang tên Đảo ngược (Taba’s Inverted Model) [3]. Phát triển chương trình không chỉ còn là công việc của các cấp quản lí mà nó cần phải là công việc của giáo viên bởi giáo viên là một chuyên gia, đồng thời là chủ thể trong lĩnh vực giảng dạy của mình. Họ cũng là người hiểu học trò của mình nhất, am hiểu tình hình nhà trường và tình hình địa phương.[1, 2, 8, 14, 15]. Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực chuẩn bị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được đặt ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương. Sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.