Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực trong dạy học công nghệ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết nêu lên sự cần thiết phải phát triển năng lực cho người học trong xu thế đào tạo ngày nay. Trên cơ sở đó đưa ra một mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực (PTNL) trong dạy học công nghệ. | Mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực trong dạy học công nghệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0266 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 145-150 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Bùi Minh Hải 1 , Đỗ Thanh Vân2 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương; 2 Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài báo nêu lên sự cần thiết phải phát triển năng lực cho người học trong xu thế đào tạo ngày nay. Trên cơ sở đó đưa ra một mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực (PTNL) trong dạy học công nghệ. Trong đó có các năng lực cần thiết phát triển và cách thức áp dụng các phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả, tạo cho người học, học một cách chủ động và tích cực. Mô hình bước đầu đã áp dụng thành công trong dạy học công nghệ để phát triển năng lực cho sinh viên trình độ cao đẳng sư phạm. Từ khóa: Năng lực, tích cực, học chủ động, dạy học công nghệ. 1. Mở đầu Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ra nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong nghị quyết nêu:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Trong đó phát triển năng lực cho người học đang được ưu tiên và là một xu thế toàn cầu, tất yếu trong đào tạo nhằm xác lập cho người học những khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Có thể phát triển năng lực thông qua phát triển chương trình đào tạo “theo năng lực thực hiện”, “có sự tham gia của các bên” và “đào tạo theo học chế tín chỉ” [2], hay sự tác động tới người học thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện năng lực thực hiện [3, 4], thay đổi phương pháp dạy học. Các cách thức này đều làm cho người học trở thành vai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.