Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Ngôn ngữ văn xuôi Hồ Dzếnh gần với ngôn ngữ thơ, mang đậm chất thơ nên mềm mại tinh tế, uyển chuyển, có sức truyền cảm sâu sắc vừa chuyển tải được cảm xúc của cái tôi trữ tình vừa góp phần hình thành giọng điệu tác phẩm. Bài viết này muốn góp phần tìm hiểu phong cách văn xuôi Hồ Dzếnh qua cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science. 2010 Vol. 55 No. 7 pp. 16-23 CÁCH THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI HỒ DZẾNH Ngô Thị Hy Trường Đại học An Giang 1. Đặt vấn đề Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 so với những nhà văn cùng xu hướng sáng tác Hồ Dzếnh 1916-1991 đứng ở một vị trí khiêm tốn. Tác phẩm của ông không được đón nhận sôi nổi như một số nhà văn lớn khác nhưng trải qua thử thách khắc nghiệt của thời gian những tác phẩm ấy vẫn âm thầm lặng lẽ sống trong lòng người đọc. Ở lĩnh vực văn xuôi tác phẩm của Hồ Dzếnh đã thể hiện một phong cách riêng khó trộn lẫn cả trên bình diện nội dung lẫn hình thức. Những tác phẩm ấy đã tạo cho người đọc ấn tượng riêng qua lối kể đậm màu sắc chủ quan cách tổ chức lời văn và điểm nhìn trần thuật đặc biệt với giọng điệu trữ tình sâu lắng thấm đẫm cảm xúc. Ngôn ngữ văn xuôi Hồ Dzếnh gần với ngôn ngữ thơ mang đậm chất thơ nên mềm mại tinh tế uyển chuyển có sức truyền cảm sâu sắc vừa chuyển tải được cảm xúc của cái tôi trữ tình vừa góp phần hình thành giọng điệu tác phẩm. Bài viết này muốn góp phần tìm hiểu phong cách văn xuôi Hồ Dzếnh qua cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học Mọi tác phẩm văn học dù là thơ hay văn xuôi đều được tạo ra bằng lời để diễn tả cảm xúc kể lại sự việc nêu lên quan điểm hay những suy tư. . . của nhà văn về cuộc sống. Đó là lời thơ lời văn lời tác giả lời nhân vật. . . gọi chung là lời văn. Nói đến lời văn là nói đến ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học có được bằng một sự trừu tượng hóa hợp pháp và tất yếu một số khía cạnh nào đó của sự sống cụ thể của lời nói M.Bakhtin . Cũng cần thấy rằng ngôn từ trong tác phẩm văn học là một kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự phân tích văn học .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.