Mục đích của bài viết là xác định mức ảnh hưởng của 5 yếu tố đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dược phẩm Thanh Hóa: Công tác tuyển dụng, công tác sử dụng lao động, công tác tiền lương, tiền thưởng, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dược phẩm Thanh Hóa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM THANH HÓA Phạm Thị Hiến1 TÓM TẮT Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển và tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà các doanh nghiệp dược phẩm Thanh Hóa rất quan tâm. Mục đích của bài viết là xác định mức ảnh hưởng của 5 yếu tố đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dược phẩm Thanh Hóa: Công tác tuyển dụng; công tác sử dụng lao động; công tác tiền lương, tiền thưởng; chế độ, chính sách; đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dược phẩm Thanh Hóa. Từ khóa: Nguồn nhân lực, chất lượng, doanh nghiệp dược phẩm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Ngân hàng thế giới thì nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (WB, 2000). Tại Việt Nam các tác giả đưa ra khái niệm về nguồn nhân lực (Phạm Minh Hạc, 2001) Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, Võ Thành Khối (2010) nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Như vậy, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa, ngoài nghĩa rộng được hiểu như khái niệm “nguồn lực con người”, thường còn được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động (tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số lao động dự phòng), thậm chí có khi còn được hiểu là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động mà .