Hành trình từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về thơ mới

Từ góc nhìn văn hóa cho thấy, Thơ mới ra đời là kết quả của cuộc giao tranh trong văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã làm phát lộ những tài năng thi sĩ. Không thể xem sự ra đời của Thơ mới từ những căn nguyên đơn lẻ, đó là kết quả tổng hòa của sự vận động lịch sử xã hội hết sức mạnh mẽ từ quá khứ đến hiện tại tạo nên các biến chuyển lớn lao trong nền văn hóa, từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra những tài năng thơ ca và giá trị mới của thơ ca. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 3-9 This paper is available online at DOI: HÀNH TRÌNH TỪ THI HỌC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG ĐẾN QUAN NIỆM VỀ THƠ MỚI Trần Mạnh Tiến Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới thời kì đầu thế kỉ XX (1900-1945) ở nước ta, gắn với những biến đổi lớn lao của lịch sử xã hội. Sự ra đời của Thơ mới (1932-1945) có nhiều cách lí giải khác nhau: do kế thừa truyền thống; học tâp phương Tây; sự thay đổi xã hội . . . Từ góc nhìn văn hóa cho thấy, Thơ mới ra đời là kết quả của cuộc giao tranh trong văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã làm phát lộ những tài năng thi sĩ. Không thể xem sự ra đời của Thơ mới từ những căn nguyên đơn lẻ, đó là kết quả tổng hòa của sự vận động lịch sử xã hội hết sức mạnh mẽ từ quá khứ đến hiện tại tạo nên các biến chuyển lớn lao trong nền văn hóa, từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra những tài năng thơ ca và giá trị mới của thơ ca. Từ khóa: Thi học cổ điển phương Đông, Thơ mới, quan niệm về Thơ mới. 1. Mở đầu Lịch sử tiến bộ nghệ thuật cho hay, sự đổi thay từ mô hình nghệ thuật này sang mô hình nghệ thuật khác không hề ngẫu nhiên, mà có những căn nguyên thời đại. Bước sang đầu thế kỉ XX, người Việt phải trải qua những cơn bão tố như Hoài Thanh đã nhận xét: “Sự gặp gỡ phương Tây và cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ” [9;9]. Cuốn theo những cơn lốc đó là những cuộc giao tranh về nhận thức trong nghệ thuật. Từ mô hình thơ luật phương Đông chuyển sang mô hình Thơ mới, thơ Việt phải trải qua 30 năm tìm đường mở lối. Trong 3 thập niên đó, “thành trì” thơ Đường luật vẫn sừng sững trong các công trình biên khảo của các nhà Nho Phan Kế Bính (Việt Hán văn Khảo), Phan Bội Châu (Quan niệm văn chương của tôi), Hồ Ngọc Cẩn (Văn chương thi phú An Nam), Nguyễn Văn Ngọc (Nam thi hợp tuyển), Nguyễn Hữu Tiến (Cổ xúy nguyên âm), Lê Thước (Sự nghiệp thơ văn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
32    87    3    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.