Giáo trình Quản trị tri thức: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc

Nối tiếp phần 1, Giáo trình Quản trị tri thức: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Triển khai hệ thống quản trị tri thức trong doanh nghiệp; đánh giá hoạt động quản trị tri thức trong tổ chức; rủi ro trong quản trị tri thức; xây dựng và phát triển chiến lược quản trị tri thức trong bối cảnh kinh tế mới. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG 4 TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG DOANH NGHIỆP TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng là tài sản vô hình quyết định sự thành công của các doanh nghiệp tri thức là nền tảng tạo ra sự khác biệt trong các quyết định kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới. Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng quan tâm đến tài sản tri thức cũng như phát triển hệ thống quản trị tri thức nhằm gia tăng giá trị sử dụng của tài sản này. Trong chương 4 sẽ tập trung giới thiệu khái niệm HTQTTT các bước triển khai và vận hành hệ thống QTTT. Các nội dung chính được đề cập và phân tích trong chương này bao gồm - Cách tiếp cận triển khai hệ thống quản trị tri thức - Hệ thống quản lý truyền thống và những thách thức trong xây dựng hệ thống quản trị tri thức - Chu trình triển khai hệ thống quản trị tri thức trong doanh nghiệp. . Cách tiếp cận triển khai hệ thống quản trị tri thức Hệ thống quản trị tri thức là một thuật ngữ hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Alavi và Leidner 2001 đã định nghĩa một HTQTTT là hệ thống dựa trên CNTT được phát triển để hỗ trợ và tăng cường các quy trình tổ chức sáng tạo lưu trữ hoặc truy xuất chuyển giao và ứng dụng nhóm tác giả nhận thấy rằng không phải tất cả các sáng kiến của QTTT sẽ thực hiện một giải pháp CNTT nhưng CNTT hỗ trợ cho hoạt động QTTT được 222 thực hiện một cách hiệu quả hơn. Maier 2002 đã mở rộng khái niệm CNTT cho HTQTTT bằng cách gọi nó là hệ thống CNTT amp TT Công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ các chức năng sáng tạo xây dựng nhận dạng nắm bắt thu nhận lựa chọn định giá tổ chức liên kết cấu trúc chính thức hóa trực quan hóa phân phối lưu giữ bảo trì sàng lọc tiến hóa truy cập tìm kiếm và ứng dụng. Stein và Zwass 1995 định nghĩa Hệ thống thông tin bộ nhớ tổ chức OMIS là các quy trình và thành phần CNTT cần thiết để nắm bắt lưu trữ và ứng dụng tri thức được tạo ra trong quá khứ vào các quyết định hiện đang được đưa ra. Năm 2018 trên cơ sở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
77    341    9    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.