Ebook Lịch sử công tác Dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 2

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử công tác Dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Công tác dân vận trong thời kì cả nước trực tiếp kháng chiến chống Mĩ (1965-1975); Công tác dân vận trong thời kì cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1996); Công tác dân vận trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1997-2010). Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương IV CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG THỜI KÌ CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ 1965 - 1975 I - Vận động nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ và động viên chi viện chiến trường 1965 1968 Cuối năm 1964 đầu năm 1965 quân và dân ta ở miền Nam liên tiếp giành được nhiều thắng lợi đẩy chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Nhằm cứu vãn tình thế thất bại đó cùng với hành động đưa quân viễn chinh quân đồng minh vào miền Nam trực tiếp tham chiến đế quốc Mĩ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc nước ta từ ngày 7 2 1965 với qui mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng ác liệt. Thái Nguyên là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc. Trên địa bàn Thái Nguyên Trung ương Đảng và Chính phủ xây dựng nhiều cơ sở kinh tế và quốc phòng quan trọng gồm Khu gang thép hệ thống các nhà máy quốc phòng Z chuyên sản xuất sửa chữa vũ khí khí tài phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Thái Nguyên cũng là đầu mối giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng với các tỉnh vùng Việt Bắc lên biên giới Việt - Trung. Nhận rõ vị trí quan trọng có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng của địa bàn Thái Nguyên 9 tháng đầu năm 1965 đế quốc Mĩ đã huy động 221 lần tốp máy bay các loại vào hoạt động trinh sát trên vùng trời Thái Nguyên để phát hiện mục tiêu chuẩn bị đánh phá. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ trên miền Bắc diễn ra ngày càng ác liệt thực hiện Nghị quyết số 111 NQ TW ngày 10 4 1965 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 103 ngày 21 4 1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 1 7 1965 hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái và chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới. Tỉnh uỷ Bắc Kạn và Tỉnh uỷ Thái Nguyên được sáp nhập thành Tỉnh uỷ Bắc Thái gồm 40 Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có 11 đồng chí. Trên địa bàn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
98    60    1    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.