Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tích hợp kiến thức Di truyền học trong dạy học Tiến hóa (Sinh học 12)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài báo này phân tích một số ví dụ minh hoạ cho việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung tích hợp, xác định mức độ tích hợp và thiết kế các bài học trong dạy học phần Tiến hóa (Sinh học 12) thông qua tích hợp kiến thức Di truyền học. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 65-69 Tích hợp kiến thức Di truyền học trong dạy học Tiến hóa (Sinh học 12) Trịnh Văn Thành1, Nguyễn Thế Hưng2,* 1 Trường THPT Nguyễn Khuyến, Hà Nam, Việt Nam Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Di truyền học đưa ra một số bằng chứng gián tiếp về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, đặt nền móng cơ bản nhất cho sự tích hợp giữa Di truyền học và Tiến hóa trong dạy học Sinh học. Bài báo này phân tích một số ví dụ minh hoạ cho việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung tích hợp, xác định mức độ tích hợp và thiết kế các bài học trong dạy học phần Tiến hóa (Sinh học 12) thông qua tích hợp kiến thức Di truyền học. Phương pháp này không chỉ giúp người học hiểu rõ bản chất của hiện tượng sinh học mà còn giúp họ phát triển kĩ năng học tập cũng như phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Từ khóa: Dạy học Sinh học; Dạy học Tiến hóa, Dạy học tích hợp; Sinh học 12. Trong Giáo dục, tích hợp (Integration) được hiểu là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học [1].* Ngày nay, xu hướng tích hợp đang được thực hiện trên nhiều bình diện, ở nhiều cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục [2]. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học (Rogier, 1996) [3]. Ở Việt nam, một trong những chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là xây dựng chương trình phổ thông theo hướng tích hợp các môn học. Vì vậy, việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học không chỉ là vấn đề cần thiết, mà còn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Trong chương trình THPT hiện hành, môn Sinh