Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế, trong đó đi sâu xem xét ảnh hưởng cụ thể của chất lượng cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động của cơ quan công quyền đối với tăng trưởng kinh tế. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 70-79 Mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế Nguyễn Thanh Hằng** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết phân tích mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế, trong đó đi sâu xem xét ảnh hưởng cụ thể của chất lượng cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động của cơ quan công quyền đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng của các nước trên thế giới giai đoạn 2006-2014, dựa trên mô hình tác động cố định cho thấy chất lượng hàng hóa, dịch vụ công thật sự có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Giải pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công được đề xuất là áp dụng TQM, mô hình chính phủ điện tử và mô hình dịch vụ điện tử. Nhận ngày 19 tháng 2 năm 2016, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Chất lượng hàng hóa, dịch vụ công, mô hình tác động cố định, tăng trưởng kinh tế. 1. Mở đầu * Việc kiểm soát chi tiêu kém, để thất thoát, bớt xén làm cho chất lượng hàng hóa, dịch vụ công thấp cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả chi tiêu của chính phủ. Chính phủ với tư cách là bộ máy lãnh đạo xã hội, đồng thời là một nhân tố có trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch vụ công đảm bảo cho sự phát triển, phải được đánh giá hiệu quả hoạt động bằng sản phẩm của mình, được cụ thể hóa bằng các tiêu chí về mức cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân trong dài hạn. Nhằm mục đích phản ánh mối quan hệ giữa việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế, cụ thể trên hai khía cạnh: hoạt động của cơ quan công quyền (dịch vụ công) và cơ sở hạ tầng (hàng hóa công), nghiên cứu này sẽ là một trong số ít những nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam góp phần chỉ ra sự cần thiết phải kiểm soát chất lượng hàng