Giáo án GDCD 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Với những giáo án bài học Quyền tự do ngôn luận được chọn lọc giúp cho các em học sinh biết được nội dung cơ bản quyền tự do ngôn luận của công dân. Những giáo án được biên soạn đầy đủ về nội dung và hình thức trình bày thì đây sẽ là tài liệu hay giúp ích cho các bạn trong việc giảng dạy, đồng thời các em cũng tìm hiểu nội dung bài học về: nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận, hiểu và sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. | BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN I. MỤC TIÊU - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận. - HS hiểu sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. - Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong HS. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV. - Các phương tiện tổ chức đàm thoại. - Sưu tầm một số câu chuyện có liên quan. - Hiến pháp 1992 - Luật báo chí. C. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét, trả bài kiểm tra 1 tiết. 3. Bài mới. I. Đặt vấn đề Hoạt động của GV - HS Nội dung GV:Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận 2 nội dung trong phần đặt vấn đề . - Ghi ý kiến thảo luận lên bìa khổ lớn, gắn lên bảng cử đại diện trình bày. - HS trực tiếp phát biểu ý kiến, đọc bài thảo luận (đã chuẩn bị sẵn hoặc nêu thắc mắc về hai nội dung trên và những vấn đề có liên quan. - HS giải quyết tình huống SGK - Việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận a, b, c. - Tình huống c thuộc quyền khiếu nại, tố cáo, lợi dung tự do ngôn luận để phục vụ mục đích cá nhân, mục đích xấu. ? Dựa trên cơ sở nào để phân biệt hết tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu? - Quyền tự do ngôn luận : được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Mục đích xấu: lợi dung, phục vụ cho mình, phục vụ lợi ích cá nhân. II. Bài học: ? Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. HS nhắc lại, GV đưa BH lên đèn chiếu 1. Khái niệm (BH 1) (Thế nào là quyền tự do ngôn luận (gv đọc điều 69 Hiến pháp 1992 GV:? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào ? HS trình bày 2. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào (BH2) Công dân phải sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật. + Tự do trong khuôn khổ của pháp luật. ?Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì ? + Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước. ?Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân nói chung và HS chúng ta phải làm gì ? - Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và HS nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. ? Nhà nước đã làm gì để giúp công dân thực hiện đúng quyền này (BH3). HS đưa ra NDBH (Điều 2 luật báo chí) 3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. III. Bài tập BT1: HS biểu hiện bằng bìa Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân b, d. BT2: Có thể: trực tiếp phát biểu lại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật. Viết thư đóng góp ý kiến. BT3: Đọc truyện xưa kể lại. * Dặn dò: - Về nhà học thuộc NDBH.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.