Giáo án bài 22: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường - Vật lý 9 - GV.B.Q.Thanh

Thông qua giáo án bài Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường giúp học sinh mô tả được tn về tác dụng từ của dòng điện, trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu, biết cách nhận biết từ trường. | TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được tác dụng từ của dây dẫn khi có dòng điện chạy qua - Biết được khái niệm về từ trường. 2. Kĩ năng: - Nắm được cách nhận biết từ trường. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Kim nam châm, dây dẫn, biến trở, nguồn điện, ampe kế 2. HS: Mỗi nhóm: - 2 giá thí nghiệm, nguồn điện, công tắc, dây dẫn. - Kim nam châm đặt trên trục thẳng đứng. - 1 đoạn dây constantan dài 40cm. - 5 đoạn dây đồng có bọc cách điện dài 30cm. - Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A, biến trở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra: (4’) Câu hỏi: nêu sự tương tác giữa hai nam châm? Đáp án: đưa 2 nam châm lại gần nhau, chúng đẩy nhau nếu các cực cùng tên và hút nhau nếu các cực khác tên. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lực từ. HS: làm TN và thảo luận với câu C1 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1 HS: đọc kết luận trong SGK I. Lực từ: 1. Thí nghiệm: C1: kim nam châm bị đẩy lệch đi, khi đã cân bằng thì nó không còn song song với dây dẫn nữa. 2. Kết luận: SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ trường. HS: làm TN và thảo luận với câu C2 + C3 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C2 + C3 GV: đưa ra kết luận chung HS: nắm bắt thông tin HS: suy nghĩ và nêu cách nhận biết từ trường GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho phần này HS: đọc kết luận trong SGK II. Từ trường: 1. Thí nghiệm: C2: kim nam châm bị đẩy lệch khỏi hướng Bắc - Nam. C3: khi cân bằng thì nó lại chỉ theo 1 hướng nhất định. 2. Kết luận: SGK 3. Cách nhận biết từ trường: - Nơi nào làm lệch kim nam châm khỏi hướng Bắc - Nam thì nơi đó có từ trường. Hoạt động 3: Vận dụng. HS: suy nghĩ và trả lời C4 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4 HS: suy nghĩ và trả lời C5 + C6 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5 + C6 III. Vận dụng: C4: đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim bị đẩy lệch đi thì dây dẫn AB có dòng điện. C5: Thí nghiệm với nam châm thử C6: nơi này đang có từ trường 4. Củng cố: (5’) - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau. Mỗi nhóm: - Nam châm thẳng, nam châm chữ U, bút dạ. - Tấm nhựa có chứa mạt sắt.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.