AN GIANGThất Sơn. Đường lên núi thoai thoải dễ đi. Trên núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Long, động Thủy Liêm, hang Vỗ Bồ Hong, chùa Phật. Đến khu du lịch núi Cấm, du khách sẽ được ngắm nhìn núi non, hồ chứa nước Otuk Sa, đồi Tức Dụp (đồi 2 triệu đô la), nằm cạnh ngọn Cô Tô và dãy Thất Sơn cao vời vợi. Đồi Tức Dụp cao 300m, địa thế hiểm trở, chi chít hang động thông nhau như tổ ong. Tức Dụp là một địa đạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của An Giang. Trong kháng chiến, đồi Tức Dụp là căn cứ vững chắc của quân dân An Giang kiên cường chống Mỹ. Mỹ từng treo giá 2 triệu đô-la để san bằng ngọn đồi, nhưng âm mưu của chúng bị thất xã Vĩnh Tế, núi Sam nằm giữa cánh đồng cách thị xã Châu Đốc 5km. Núi Sam cao 284m, có nhiều đường mòn lên xuống. Từ chân lên đỉnh núi có tới 20 đền, chùa. trong đó có miếu Bà Chúa Xứ là nổi tiếng nhất. Dưới chân núi có lăng Thoại Ngọc Hầu, tức Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), một danh tướng triều Nguyễn, có nhiều công lao với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào ba công trình quan trọng trong tỉnh An Giang. Đó là kênh Vĩnh Tế dài 90 km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) đổ nước ra vịnh Thái Lan, kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền, kênh Thoại Hà, đắp con lộ lớn Châu Đốc đi Long Xuyên. Tất cả những công trình này đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858). Ở độ cao 100m của núi Sam là đồi Bạch Vân, nơi những tảng đá to chồng chất lên nhau thành nhiều hang động thoáng rộng, rất thú vị cho việc cắm trại. Lưng chừng núi là vườn Tao Ngộ, hoa cảnh muôn sắc nên thơ. Trên đỉnh cao 230m là pháo đài cũ do thực dân Pháp xây năm 1896. TỈNH & THÀNH PHỐCùng với núi Bảy, núi Sam là cao điểm lợi hại án ngữ biên giới Tây Nam, lập thành một hệ thống phòng thủ kiên cố của tổ lao Ông lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, quê hương của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người thủy thủ kéo lá cờ phản chiến trên chiến hạm Pháp ở Hắc Hải, hưởng ứng Cách mạng tháng Mười Nga. Xưa kia, cù lao Ông Hổ là vùng hoang vu lau sậy, nơi cư ngụ của hổ, báo, sau nhiều năm được phù sa sông Hậu bồi đắp, đất đai màu mỡ, con người mới ra dựng nhà, lập ấp và từ đó quen gọi theo tên cũ là cù lao Ông Hổ. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi lưu giữ những kỷ vật của Bác Tôn và người thân. Ngôi nhà được cụ thân sinh Tôn Văn Đề xây năm 1887, kiến trúc theo chữ “quốc”, ba gian, hai chái, rộng hơn 150m2, lợp ngói ống, cột gỗ tràm, sàn lát gỗ thao lao. Trong nhà còn lưu giữ hai tấm ảnh thân sinh của Bác Tôn, một bộ phản khi còn nhỏ Bác Tôn nằm và một đội giày hàm ếch do Bác Tôn tự làm cho em trai Tôn Đức Nhung. Sau ngôi nhà là hai ngôi mộ của hai cụ thân sinh là Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị. Ngôi nhà tọa lạc trên một khuôn viên rộng, cây trái sum Bà Chúa lạc ở chân núi Sam, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, được dựng vào đầu thế kỷ XIX. Có truyền thuyết cho rằng miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà, cũng có truyền thuyết khác kể là do Thoại Ngọc Hầu xây theo lời trăng trối của vợ là bà Châu Thị Tế. Lúc đầu miếu làm bằng tre lá. Đến năm 1972-1976, được xây dựng mới, kiến trúc theo kiểu chữ “quốc” đồ sộ, có 4 mái GIANGvuông cong, nhiều tầng, lợp ngói thanh lưu ly. Tượng bà tạc bằng đá son có từ thế kỷ VI, dáng uy nghi theo mô-típ thần Vishnu, đầu đội mão, mặc áo hoàng bào, được thờ giữa chính điện. Hằng năm, hội Bà Chúa Xứ được tổ chức vào các ngày 24 đến 26 tháng 4 âm lịch. Đây là hội lớn nhất Nam Bộ, có hàng vạn người tham gia. Lễ hội gồm: lễ tắm tượng, thay y, rước sắc từ làng Thoại Ngọc Hầu về đền; sau phần lễ có hội: vui chơi, đánh cờ Thoại Ngọc công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Trong khu lăng có đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Mộ của ông cùng 2 phu nhân được xây vào những năm 1930. Thoại Ngọc Hầu người ở Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nhưng có công đầu mở đất khai hoang, lập ấp, đào kênh phát triển nông nghiệp cho vùng này. Để ghi nhớ công ơn đó, hằng năm