CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I. Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1. Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư và sử dụng các biện pháp sẵn có về các nguồn lực trong kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và chính xác mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong trạng thái thực của chúng. 2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến hoạt động kinh doanh. Kết quả của quá trình kinh doanh không chỉ là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình kinh doanh như: mua hàng, bán hàng, sản xuất hàng hóa, tiêu thụ Những kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. * Chỉ tiêu kinh tế: phản ánh nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh dựa theo các tiêu thức nhất định + Theo tính chất của chỉ tiêu: - Chỉ tiêu số lượng - Chỉ tiêu chất lượng. + Theo phương pháp tính toán: - Chỉ tiêu tuyệt đối - Chỉ tiêu tương đối - Chỉ tiêu bình quân * Nhân tố kinh tế: là yếu tố bên trong của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến độ lớn, tính chất, xu hướng của chỉ tiêu phân tích và có thể phân loại theo các tiêu thức sau: + Theo tính tất yếuCPDC Nhân tố chủ quan - Nhân tố khách quan. + Theo tính chất của nhân tố - Nhân tố số lượng. - Nhân tố chất lượng + Theo xu hướng tác động - Nhân tố tích cực. - Nhân tố tiêu cực. 3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã thực hiện được so với kế hoạch đặt ra so với kỳ trước. - Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong kỳ đến. - Biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh II. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1. Nguyên tắc phân tích hoạt động kinh doanh - Xem xét sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển của nó. - Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành các sự kiện kinh tế để xem xét mối quan hệ nội tại của sự kiện kinh tế. - Nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện kinh tế của nó. - Rút ra những kết luận và nhận xét về các sự kiện kinh tế để đề ra các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại. 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu Phương pháp so sánh a. Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. b. Nguyên tắc so sánh: - Tiêu chuẩn so sánh: số gốc được chọn làm tiêu chuẩn so sánh. + Số gốc là số kỳ trước: khi so sánh với số kỳ trước sẽ đánh giá được sự biến động về quy mô và tốc độ tăng trưởng so với kỳ phân tích. + Số gốc là số kế hoạch: khi so sánh với số kế hoạch sẽ đánh giá được tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra có hoàn thành kế hoạch hay ollege.+ Số gốc là số trung bình ngành: khi so sánh với số trung bình ngành sẽ đánh giá được vị thế của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành. - Điều kiện so sánh: + Chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế + Chỉ tiêu so sánh phải cùng phương pháp tính toán + Chỉ tiêu so sánh phải cùng đơn vị đo lường + Chỉ tiêu so sánh phải cùng phạm vi so sánh + Chỉ tiêu so sánh phải cùng quy mô và