Quan điểm của Mác-Lênin về bản chất con người, nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, giải pháp phát triển con người trong thời đại mới ở Việt Nam là những nội dung chính trong đề tài "Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức". . | Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý giáo dục, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường thanh tra kiểm tra, thay đổi cách tổ chức thi cử, tuyển sinh, khắc phục tình trạng nặng về quản lý đầu vào, nhẹ quản lý đầu ra; kiên quyết chống bệnh thành tích. Tăng quyền chủ động cho các trường công lập cũng như các trường ngoài công lập. Bộ và các Sở Giáo dục – Đào tạo tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, nhất là thanh tra chất lượng giáo dục đối với tất cả các trường, không làm thay các công việc của trường, xóa bỏ cơ chế xin – cho. Các trường chủ động thực hiện quá trình đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Trong nền kinh tế thị trường, có thị trường lao động, thì sản phẩm của giáo dục cũng là một thứ hàng hóa, là hàng hóa đặc biệt, là dịch vụ công, phải được thị trường đánh giá, lựa chọn, chấp nhận. Không cho phép thương mại hóa giáo dục, biến trường thành chợ, vì lợi nhuận tối đa; nhưng cần vận dụng cơ chế thị trường để huy động các nguồn lực và tạo thêm động lực cho phát triển giáo dục. Trong một xã hội có hệ thống đánh giá , sử dụng, đãi ngộ đúng đắn thì sự cạnh tranh giữa các trường sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà nước vừa chăm lo xây dựng một số trường trọng điểm chất lượng cao, ngang tầm quốc tế; vừa thực hiện chính sách công bằng xã hội, tạo điều kiện để những người nghèo, những đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn đều có cơ hội học tập để phát huy hết khả năng của mình.