Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9156:2012 trình bày nội dung về công trình thủy lợi - phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn. . | Trên mặt cắt ĐCCT phải thể hiện đầy đủ các loại đất đá trên bản đồ và mối quan hệ của chúng, mực nước trong công trình và mức áp lực, vị trí mực nước cao nhất của tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất, vị trí lấy mẫu cơ lý của đất đá và kết quả thí nghiệm thấm và thí nghiệm ĐCCT (xuyên tĩnh, xuyên động). Trên mặt cắt nhất thiết phải thể hiện ký hiệu thành phần thạch học cơ bản của các thành tạo địa chất, các cấu trúc địa chất, uốn nếp chính, ranh giới các lớp (đới) đất đá (xác định, giả định). Tuy nhiên đối với các đơn vị đất phủ (eluvi - deluvi và đới phong hóa mãnh liệt IA1) do có chiều dày mỏng chỉ nên thể hiện ký hiệu chỉ số và màu, không thể hiện thành phần thạch học. Các dấu hiệu quy ước và màu sắc thể hiện trên mặt cắt phù hợp với bản đồ ĐCCT. Trong trường hợp ở mặt cắt thể hiện các phân vị (hay đơn nguyên) ĐCCT nằm sâu không có trên bản đồ (do sử dụng tài liệu khoan hoặc địa vật lý) thì ở phần chú giải cũng thể hiện phân vị đó và ghi "chỉ có trên mặt cắt". Tỷ lệ ngang của các mặt cắt như ở tỷ lệ bản đồ tương ứng (1:5000, 1:2000 hoặc 1:1000), còn tỷ lệ đứng có thể tăng hơn xuất phát từ sự cần thiết để phản ánh các yếu tố ĐCCT cơ bản, nhưng không quá 5 lần và chỉ nên sử dụng đối với vùng đất đá nằm ngang hoặc thoải. Các lỗ khoan hoặc các công trình chuyên môn nằm trùng hoặc gần đường mặt cắt đi qua thì cần đánh dấu trên mặt cắt bằng một đường màu đen liên tục (đối với các lỗ khoan ở gần đường mặt cắt) có đường gạch ngang ở phần đáy của ký hiệu. Ở phần trên ghi số hiệu và độ cao tuyệt đối miệng lỗ khoan (hay công trình), ở phần đáy ghi độ sâu lỗ khoan (hay công trình).