Một số vấn đề lý luận về thương lượng và thỏa ước lao động tập thể, quy trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quy trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể là những nội dung chính trong 3 chương thuộc bài báo cáo thực tập "Quy trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật Việt Nam". . | Bộ luật Lao động năm 2012 đã có quy định gắn kết tốt hơn quá trình thương lượng tập thể với quy trình giải quyết tranh chấp lao động, tuy nhiên, đó vẫn là những quy định về quy trình giải quyết tranh chấp lao động bị động. Cụ thể là, việc hòa giải tranh chấp lao động chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp. Khác với hòa giải đối với các tranh chấp dân sự, kinh tế, trong quan hệ lao động, hòa giải đối với những trường hợp này cần được thực hiện một cách chủ động theo đề nghị của bên cung cấp dịch vụ hòa giải, trọng tài và được các bên tranh chấp đồng ý chứ không nhất thiết phải có đề nghị hòa giải, trọng tài của các bên tranh chấp trước. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, hình thức hòa giải chủ động đã góp phần hỗ trợ cho hoat động thương lượng tập thể đạt hiệu quả cao. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ càng thực tiễn và kinh nghiệm của các nước về vấn đề này để vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam cho phù hợp và hiệu quả.