Theo quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 8 bậc thang và 9 tiêu chuẩn. nội dung tài liệu "9 tiêu chuẩn của người quân tử" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề trên. | 9 TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ 1. Con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật. 2. Thính giác tinh tường để nghe rõ vạn vật. 3. Sắc mặt luôn ôn hòa. 4. Tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới) 5. Lời nói luôn giữ bề trung thực. 6. Hành động phải luôn cẩn trọng. 7. Có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ. 8. Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn. 9. Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng). 8 bậc thang hành động của người quân tử[sửa | sửa mã nguồn] Theo quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 8 bậc thang dưới đây: 1. Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái. 2. Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được. 3. Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình. 4. Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình. 5. Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân. 6. Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong. 7. Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước. 8. Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận. Theo sách phong tục Việt Nam của ông Phan Kế Bính Viết về nho giáo có nói về các quan niệm này theo thứ tự như sau: Trung: Là trung với vua, với nước,. Hiếu: Là hiếu với cha mẹ, có cha mẹ mới có mình Để: Là làm sao để sống với anh chị em trong một nhà hòa thuận, có trên có dưới. Nghĩa: Là sống với bạn bè, với người xung quanh mình phài có nghĩa có tình. Tu thân: Như trên Tề gia: Như trên Trị quốc: Như trên Bình thiên hạ: Như trên