Bài viết Tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long: Kết quả 6 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất

Bài viết Tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long: Kết quả 6 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất nêu lên một số kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới. | TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: KẾT QUẢ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm sản xuất lương thực và thực phẩm của cả nước, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp và thủy sản, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm 2013, NHNN đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Theo đó, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp; Tiếp tục gia hạn thêm 01 năm (đến hết 31/12/2013) cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) được cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa để sản xuất kinh doanh mà có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ, nhằm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu; Cho phép các TCTD thực hiện xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng;Hỗ trợ các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên), thông qua hình thức tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhằm mở rộng nguồn vốn cho vay và có điều kiện hạ lãi suất huy động đầu vào, từ đó hạ lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đối với các tỉnh ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ thống các TCTD tiếp tục thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, góp phần vào việc huy động vốn và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Các TCTD sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh khả năng huy động vốn tại chỗ, nâng cao các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại khu vực. Tính đến 31/5/2013, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL đã đạt tỷ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.