Báo cáo tóm tắt về Hiệu quả phát triển Việt Nam gồm có những nội dung chính sau: Việt Nam - các chỉ số phát triển; Việt Nam và ADB - Mối quan hệ đang phát triển, đạt các mục tiêu phát triển và giảm nghèo, cải thiện hiệu quả hoạt động và các dịch vụ, các thách thức và mục tiêu trong tương lai. | Báo cáo tóm tắt về hiệu quả phát triển: Việt Nam Việt Nam là một thành viên sáng lập của ADB vào năm 1966. Hoạt động của ADB tại quốc gia này bị gián đoạn vào năm 1979 và được khôi phục vào năm 1993. Kể từ khi khôi phục hoạt động, tổng giá trị các dự án của ADB tại Việt Nam đã mở rộng từ mức trung bình hàng năm là 217,3 triệu $ trong giai đoạn 1999-2001 lên hơn 1,3 tỷ $ trong giai đoạn 2007-2010. Sự mở rộng này được thúc đẩy bởi việc chuyển đổi trong hoạt động của ADB, từ các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên, dịch vụ đô thị và quản lý khu vực công sang các dự án có quy mô lớn hơn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cụ thể là đường bộ và năng lượng. Các chiến lược và chương trình của ADB tại Việt Nam đã được chú ý để gắn với các chương trình phát triển của chính phủ, đặc biệt là hỗ trợ cho sự phát triển đồng đều của đất nước. Các dự án do ADB hỗ trợ đã xây dựng hoặc nâng cấp 366 trường học tại 21 tỉnh, xây dựng hoặc cải tạo 85 bệnh viện cấp huyện và 87 trạm y tế. Các công trình thủy lợi phục vụ cho héc-ta đã được nâng cấp, tương ứng với khoảng 15% diện tích đất trồng lúa của cả nước. ADB đang hỗ trợ Việt Nam bằng cách theo đuổi một chiến lược đối tác quốc gia có mục đích dỡ bỏ những trở ngại chính đối với sự phát triển vì người nghèo, dẫn dắt bởi doanh nghiệp. Trong những năm tới, dự kiến ADB sẽ chủ động thúc đẩy các mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu Á Tầm nhìn của ADB là một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương không có đói nghèo. Sứ mệnh của ADB là hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển của mình giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng sống của người dân. Mặc dù đã có nhiều thành công trong khu vực, đây vẫn là nơi sinh sống của hai phần ba số người nghèo trên toàn thế giới: 1,8 tỷ người đang sống với thu nhập ít hơn 2 $ một ngày, trong đó 903 triệu người đang vật lộn với thu nhập ít hơn 1,25 $ một ngày. ADB cam kết giảm đói nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, phát