Song hành thương nhớ trao nhau

Nỗi nhớ chính là thước đo, là bút thử màu của tình yêu. Khi yêu nhau người ta mới thấm thía được nỗi nhớ da diết khi xa người yêu. Một nỗi nhớ cồn cào, thường trực luôn tồn tại trong tâm hồn khi đã lỡ trao thương nhớ cho ai.  tài liệu Song hành thương nhớ trao nhau để thấu rõ hơn nỗi tương tư trong tình yêu. | SONG HÀNH THƯƠNG NHỚ TRAO NHAU Vẫn biết rằng người Việt Nam ta vốn trọng nghĩa tình, vẫn biết bút thử màu tình yêu là nỗi nhớ, vậy mà tôi cứ bất ngờ xốn xang trước cái nghĩa vợ chồng trong bài ca dao: Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt Chàng nhớ thiếp, khi đắng nuớc lúc nghẹn cơm Ba trăng là mấy mươi hôm Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau Có yêu thương tự nguyện, thiết tha nên“ thiếp nhớ chàng” và “chàng nhớ thiếp” đến thế. Nỗi nhớ bắt đầu hiển hiện khi thiếp – chàngcách xa. Phải nói là ai từng yêu mới thấm thía nhớ da diết lúc xa người yêu. Ai đã là vợ là chồng mới thấm sâu cái nghĩa vợ chồng nồng thắm. Ngay trong lời thơ đầu tiên: Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm Các tác giả dân gian đã sử dụng thể thơ lục bát biến thể bộc bạch trực tiếp tình cảm của đôi chàng-thiếp. Dường như thiếp thấu tỏ lòng chàng, tình yêu của chàng và ngược lại, chàng cũng nhận thấy tình cảm thiếp dành cho chàng đặc biệt đến nhường nào. Vậy là yêu nhau, đôi người thương nhớ trao nhau. Với thiếp nỗi nhớ chàng được cụ thể hoá qua hình ảnh"tấm phên hư nuộc lạt đứt”. Lời thơ, ý thơ nghe thật ngậm ngùi. Tấm phên hư những mong nuộc lạt lành đan cài che rồi xót thay: Phên hư lỡ gặp lạt đứt. Trong tôi bỗng chập chờn hình bóng một tấm phên, hay ngẫm xa hơn là một tâm hồn như đang rã rời, run lên vì giá lạnh, vì vắng bóng người thân. Tâm tình của thiếp vừa cụ thể và tưởng nhỏ nhoi bằng một tấm phên song ai ngờ lại đằm thắm khôn cùng. Có lẽ nàng cũng như cô gái xứ Nghệ khi chưa được gặp chàng thì “em cầm đũa mà đũa rơi, em cầm chén mà chén rơi ” Nhà thơ Nguyễn Bính có lần thốt lên: Trời còn có bữa sao quên mọc Anh chả đêm nào chẳng nhớ em Thử xem chàng trai trong bài ca dao thì sao? Cái nhớ của chàng dành cho thiếp đến độ “khi đắng nước lúc nghẹn cơm”, tưởng chừng không phút giây nào ngơi nghỉ. Cái nhớ quay cắt dâng tràn làm chàng chẳng thể bình tâm ngay cả sinh hoạt cỏn con hằng ngày? Tôi nhớ đến bài ca dao: Thiếp xa chàng hái rau quên giỏ Chàng xa thiếp bứt cỏ quên liềm Đúng là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, của tình vợ nghĩa lắm lúc khiến người ta thẫn thờ, tha thẩn, khiến chàng và thiếp “ba trăng” mà đâu biết “mấy mươi hôm”. Đằng sau câu thơ là cả tấc lòng đang nhớ mong da diết. Việc thiếp và chàng hỏi thời gian tưởng lạ mà hoá thành quen thuộc. Thời gian thực hay chỉ là thời gian tâm tưởng? Thời gian trong cảm thức của hai trái tim yêu? Thực tình, bảo “ba trăng” nghe ngắn ngủi nhưng đổi từ “ba trăng” thành “mấy mươi hôm” thì thời gian kia sao dài vời vợi, mấy mươi hôm chàng và thiếp xa cách? Mấy mươi hôm chàng và thiếp đong đầy nỗi nhớ? Người chinh phụ kia cũng đã từng “nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời ”. Có phải xa nhau, tháng ngày chợt dằng dặc theo? Nhìn trước ngoảnh sau nào thấy có ai? Ngay hơi gió nam, nồm cũng đi vào “quạnh vắng”. Sự xa cách biểu lộ trong từng cặp ngôn từ: mai/chiều; nam/nồm; trước/sau; quạnh/vắng; tác hợp rồi tách đôi: Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau Gìơ đây, ý niệm về thời gian và hiện thực không theo qui luật khách quan nữa. Chúng được chi phối bởi cảm xúc nội tâm của chàng và thiếp. Điều này âu có nét gần với một lối nói khác của dân gian: Xa em, trời nắng anh nói mưa Canh ba anh nói sáng, trời mưa anh nói chiều Hoàng Thủy

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
4    71    2    15-05-2024
19    85    1    15-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.