Tài liệu giải chi tiết các bài tập trang 6 mà gửi tới các em dưới đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập về dân số. Cùng tham khảo để ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao tư duy thông qua việc tham khảo tài liệu. | Bài 1 trang 6 SGK Địa lí 7 Tháp tuổi cho ta biết nhừng đặc điểm gì của dân số? Hướng dẫn giải bài 1 trang 6 SGK Địa lí 7: Tháp tuổi cho ta biết: - Kết cấu theo độ tuổi của dân số: bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi. - Kết cấu theo giới tính của dân số: bao nhiêu nam, nừ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi. Bài 2 trang 6 SGK Địa lí 7 Dựa vào bảng ti lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư trên thế giới theo các châu lục (trang 6 SGK), hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng. Hướng dẫn giải bài 2 trang 6 SGK Địa lí 7: - Giai đoạn 1990 - 1995 so với giai đoạn 1950 - 1955, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao nhất (tăng thêm 0,45%), của Nam Mĩ thấp nhất (giảm đi 0,95%). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng, vì: + Dân số của châu Á đông (chiếm 55,6% dân số thế giới năm 1950 và 6,5% dân số thế giới năm 1996). + Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao (1,53% giai đoạn 1990 - 1995). Bài 3 trang 6 SGK Địa lí 7 Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết. Hướng dẫn giải bài 3 trang 6 SGK Địa lí 7: - Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. - Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sông được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm giảm nhanh tí lộ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vần còn cao. - Hậu quả: gánh nặng cả vấn dề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,. do có nhiều trẻ em và thanh niên. - Phương hướng giải quyết: ngăn chặn sự bùng .