bài viết giới thiệu những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã thể hiện được các thông điệp chính sách nhằm đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ pháp luật thuế, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, tạo thuận lợi cho người nộp thuế một cách hợp pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng. | NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THUẾ NĂM 2016 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TS. CAO ANH TUẤN - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016. Trong đó, những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã thể hiện được các thông điệp chính sách nhằm đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ pháp luật thuế, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, tạo thuận lợi cho người nộp thuế một cách hợp pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng. • Từ khóa: Luật Quản lý thuế, người nộp thuế, doanh nghiệp, nông nghiệp, thủ tục hành chính. Bối cảnh, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế Kinh tế - xã hội Việt Nam bước vào năm 2016 đứng trước bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt; Kinh tế trong nước tiếp tục ổn định và đạt được một số kết quả khá: Sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực; Tăng trưởng theo xu hướng tích cực; Các cân đối vĩ mô giữ ổn định; Giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp (DN) và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng DN vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến và những lợi thế tích cực trên, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng do năng lực cạnh tranh còn thấp, giá trị thương hiệu chưa cao. Tình hình