Bài viết trình bày hoàn cảnh và sự biến chuyển tự thân của Phật giáo thông qua hai thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Bộ phái hình thành nên tư tưởng Phật giáo Đại thừa. nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 36 NGUYỄN QUANG CƯ* CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Tóm tắt: Tư tưởng Phật giáo Đại Thừa mang một luồng sinh khí mới, tạo nên một sức sống vượt thời gian cho Phật giáo. Muốn thừa kế, phát huy có hiệu quả tư tưởng Phật giáo Đại Thừa nhất định phải hiểu biết về cơ sở hình thành nên tư tưởng này. Bài viết trình bày khái lược cơ sở hình thành tư tưởng Phật giáo Đại Thừa trên hai phương diện ngoại tại và nội tại, bao hàm sự tác động mang tính xã hội từ sự giao lưu, xâm nhập của văn hóa ngoại lai cũng như sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Bà La Môn giáo tồn tại trước đó. Đồng thời, bài viết trình bày hoàn cảnh và sự biến chuyển tự thân của Phật giáo thông qua hai thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Bộ phái hình thành nên tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Từ khóa: Phật giáo, Đại thừa, Nguyên thủy, Bộ phái. 1. Dẫn nhập Trong tiến trình lịch sử, có thể chia Phật giáo thành ba giai đoạn: giai đoạn Phật giáo Nguyên Thủy, giai đoạn Phật giáo Bộ phái và giai đoạn Phật giáo Đại Thừa. Sự chuyển tiếp các giai đoạn Phật giáo là một quy luật vận động tự nhiên bao hàm cả nguyên nhân nội tại và nguyên nhân ngoại tại. Sự hình thành tư tưởng Phật giáo Đại Thừa là phong trào phát triển một đường lối Phật giáo mới, hình thành từ năm 150 trước Công nguyên đến năm 100 sau Công nguyên. Phong trào này là kết quả của sự thừa kế và phát huy nhưng mang tính độc lập, khởi dậy từ miền Nam, miền Tây Bắc và miền Đông Ấn Độ. Với ba đặc tính nổi bật là vũ trụ quan mới, kiến giải mới về Abhidhamma và quan niệm mới Bồ tát đạo làm phương châm thực tiễn, từ đó phát sinh một cách nhìn mới về Đức Phật và Phật pháp, đưa ra nhiều kiến giải mới, dần cấu thành phong trào * Thích Quảng An, học viên Cao học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Cư. Cơ sở hình thành tư tưởng 37 Phật giáo Đại thừa. Đây là một sự mở đầu cho bước phát triển mới trong hệ thống tư tưởng Phật giáo. 2. Một số cơ sở hình thành tư tưởng Phật giáo Đại .