Giải bài tập Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 12

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 111 trình bày kiến thức trọng tâm của bài và gợi ý cách giải bài tập về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp từ đó các em có thể kiểm tra, ôn tập, củng cố kiến thức đồng thời nắm vững được phương pháp, phân loại được các dạng bài tập liên. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích nhất dành tặng cho các em, cùng tham khảo nhé! | A. Tóm tắt Lý thuyết Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 12 1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta Có nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử. . . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử, có tác động khác nhau: + Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào ĐKTN và TNTN. + Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến. 2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta - Khái niệm vùng nông nghiệp: là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất. Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau: + Trung du và miễn núi Bắc Bộ + Vùng Đồng bằng sông Hồng + Vùng Bắc Trung Bộ + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ + Vùng Tây Nguyên + Vùng Đông Nam Bộ + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta a/ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 hướng: - Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Đẩy manh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn. + Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. + Sử dụng kết hợp người lao động và tạo nhiều việc làm. + Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản. b/ Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển. Trang trại ở nước ta phát triển về số lượng và loại hình để sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình. Số lượng trang trại có xu hướng tăng. Số lượng trang trại phân bố không đồng đều: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long B. Ví dụ minh họa Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.