Nội dung chính của tài liệu gồm phần tóm tắt lý thuyết về năng động, sáng tạo và định hướng cách giải các bài tập trong SGK nhằm giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học, hiểu thế nào là năng động, sáng tạo; vì sao phải năng động, sáng tạo. Từ đó, củng cố kiến thức và giải các dạng bài tập liên quan. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết Năng động, sáng tạo 1 - Khái niệm: a - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm. b - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có. Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. 2 - Ý nghĩa: + Năng động, sáng tạo giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc. + Năng động, sáng tạo làm nên kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. B. Ví dụ minh họa Năng động, sáng tạo Ví dụ: Tìm một số tấm gương về năng động, sáng tạo? (trong học tập, lao động, khoa học kĩ thuật ) Hướng dẫn giải: - Nhà nông học: Lương Đình Của nghiên cứu ra giống lúa mới có năng suất cao - Giáo sư Tôn Thất Tùng: Thay thận - Galilê nhà thiên văn học nổi tiếng người ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-níc băng chiếc kính thiên văn tự chế sáng C. Bài tập SGK về Năng động, sáng tạo Dưới đây là 7 bài tập tham khảo về năng động, sáng tạo: Bài 1 trang 29 SGK GDCD 9 Bài 2 trang 30 SGK GDCD 9 Bài 3 trang 30 SGK GDCD 9 Bài 4 trang 30 SGK GDCD 9 Bài 5 trang 30 SGK GDCD 9 Bài 6 trang 31 SGK GDCD 9 Bài 7 trang 31 SGK GDCD 9 Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước: >> Bài tập trước: Giải bài tập Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc SGK GDCD 9 >> Bài tập sau: Giải bài tập Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả SGK GDCD .